Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đến lượt ổi miền Tây chờ giải cứu

Đến lượt ổi miền Tây chờ giải cứu
Publish date: Friday. May 15th, 2015

Từ đầu tháng 5 đến nay, do bước vào thời điểm điểm thu hoạch rộ nên ổi (giống ổi lê) ở miền Tây liên tục rớt giá từng ngày.

Tại các vườn ở huyện Châu Thành, Châu Thành A, Phụng Hiệp (Hậu Giang) và Cái Bè, Cai Lậy (Tiền Giang), ổi được các thương lái trả giá chỉ 500-800 đồng/kg. Thậm chí, tại huyện Kế Sách (Sóc Trăng), giá ổi chỉ còn 300-400 đồng/kg nhưng thương lái vẫn chê lên chê xuống.

Không được thương lái thu mua hoặc không chấp nhận bán giá rẻ bèo, hàng loạt nhà vườn đã mang ổi ra ven lộ để bán cho người đi đường, với giá từ 2.000-3.000 đồng/kg. Bà Lê Thị Lụa (ngụ thị trấn Cái Tắc, huyện Châu Thành A), nói như khóc: “Cả tấn ổi mà bán chỉ có 500.000 đồng thì lấy gì bù đắp vào chi phí phân bón, nhân công thu hoạch. Tui cố mang ra đường bán để kiếm thêm đồng nào hay đồng đó, chứ bán cho thương lái thì… đem cho còn hơn”.

Cũng theo bà Lụa, sau khi thu hoạch dứt điểm vụ ổi này, bà sẽ đốn bỏ gần 2 ha để chuyển sang trồng chanh không hạt.

Trong khi đó, anh Nguyễn Chí Thanh, một tài xế chuyên chở trái cây cho các thương lái ở Cái Bè (Tiền Giang), than vãn: “Lúc còn ở mức giá trên 10.000 đồng/kg, các thương lái sẵn sàng trả 500.000 đồng mỗi tấn ổi chở lên TP HCM tiêu thụ. Bây giờ ổi xuống giá quá thấp, họ nài nỉ mình giảm giá cước hơn phân nửa, nhưng vẫn phải chấp nhận, vì làm ăn lâu dài mà”.

Trái ngược với giá tại vườn, hiện ở nội ô TP Cần Thơ, ổi được bày bán với giá từ 4.000-6.000 đồng/kg. Còn Tại TP HCM, giá ổi có sự chênh lệch lớn tại các điểm bán. Cụ thể, ở chợ đầu mối Bình Điền, giá ổi sỉ đầu buổi ở mức 11.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá ổi tại các điểm bán vỉa hè và các loại xe bán dạo xoay quanh mức từ 13.000-15.000 đồng/kg. Tại chợ Bến Thành, giá ổi ruột đỏ được bán lên tới 25.000-30.000 đồng/kg.

Ông Trần Quang Hành, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành (Hậu Giang), cho biết mặc dù trên địa bàn huyện chỉ trồng khoảng 35 ha ổi, nhưng hiện tại nhà vườn vẫn gặp khó khăn trong việc tìm đầu ra.

Trong khi đó, theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kế Sách (Sóc Trăng), sắp tới đây, ngành nông nghiệp tỉnh và huyện khuyến cáo bà con chuyển một phần trong số gần 1.000 ha ổi sang trồng các loại cây ăn trái ngắn ngày, hoặc hoa màu khác, để giảm bớt áp lực đầu ra như hiện tại.


Related news

Nông Dân Huyện Chợ Gạo Tích Cực Phòng Bệnh Trên Cây Thanh Long Nông Dân Huyện Chợ Gạo Tích Cực Phòng Bệnh Trên Cây Thanh Long

Trước tình hình dịch bệnh đốm trắng trên cây thanh long xuất hiện và lan rộng trên các vườn trồng thanh long ở huyện Chợ Gạo (Tiền Giang), Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trạm Bảo vệ thực vật huyện phối hợp các ngành có liên quan đã tổ chức nhiều buổi tập huấn hướng dẫn cho bà con nông dân trồng thanh long một số biện pháp tạm thời hạn chế dịch bệnh.

Friday. August 16th, 2013
Trồng Thảo Quả Trồng Thảo Quả

Hơn 20 năm trước, chúng tôi lên giúp cho huyện Phong Thổ, Lai Châu. Lúc đó, đường sá còn tồi lắm. Sản xuất của bà con trên vùng cao này còn rất khó khăn. Thế nhưng, những nhà có nguồn thu từ thảo quả đều trở thành những gia đình khá giả.

Friday. August 16th, 2013
Vốn Tín Dụng Cho Nông Nghiệp - Nông Thôn Vẫn Còn Nhiều Rào Cản Vốn Tín Dụng Cho Nông Nghiệp - Nông Thôn Vẫn Còn Nhiều Rào Cản

Nhà nước đã có không ít các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho vay vốn để phát triển khu vực nông nghiệp-nông thôn (NN-NT), nhưng tại sao đến nay khu vực này vẫn khó tiếp cận với các nguồn vốn vay?

Friday. August 16th, 2013
Cứu Con Cá Tra Cứu Con Cá Tra

Từ giữa năm 2012 đến nay, con cá tra liên tục bị “mắc cạn”. Ngành công nghiệp chế biến cá tra đang gặp khó khi phải bán sản phẩm dưới giá thành sản xuất. Hàng loạt hộ nuôi cá tra ở các tỉnh, thành vùng ĐBSCL “treo ao”, bỏ ao kéo dài. Trong khi đó, thị trường xuất khẩu lại bấp bênh…

Friday. August 16th, 2013
Chuyển Giao Kỹ Thuật Trồng Pó Xôi Cho Nông Dân Chuyển Giao Kỹ Thuật Trồng Pó Xôi Cho Nông Dân

Công ty Tư vấn dịch vụ kỹ thuật phát triển nông nghiệp Đà Lạt (ATDC) vừa hoàn thành việc chuyển giao kỹ thuật trồng rau pó xôi gồm các nội dung từ khâu chọn giống đến kỹ thuật làm đất, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch bảo quản theo VietGAP cho hơn 1.300 lượt nông dân và 30 cán bộ khuyến nông tại các địa bàn Đà Lạt, Lạc Dương, Đức Trọng và Đơn Dương (Lâm Đồng).

Friday. August 16th, 2013