Doanh nghiệp Belarus muốn nhập khẩu lạc, điều Việt Nam

Theo Đại sứ Belarus tại Việt Nam Sadokho Valery, Việt Nam – Belarus có quan hệ chính trị rất tốt đẹp. Song quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư còn chưa tương xứng.
Đại sứ cho biết, Belarus có thế mạnh trong lĩnh vực công nghiệp, cầu đường, hóa chất, ôtô, hóa dầu và công nghệ cao…Tuy nhiên, hàng hóa Belarus chưa hiện diện nhiều tại Việt Nam. Trong khi đó, Belarus nhập khẩu nhiều mặt hàng của Việt Nam như chè, gạo, cà phê, hải sản… Bởi vậy, đây sẽ là cơ hội cho doanh nghiệp hai bên gặp gỡ, trao đổi và tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh, góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia.
Ông Nguyễn Vũ Kiên- Phó Trưởng ban Quan hệ quốc tế, VCCI khẳng định, doanh nghiệp Belarus có tiềm năng lớn để hợp tác và xuất khẩu các sản phẩm bánh kẹo, chocolate, rượu bia… sang Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam cũng có thể tìm kiếm hợp tác, mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm truyền thống như nông sản, giày dép, thủy sản
Tại diễn đàn, đại diện các doanh nghiệp Belarus hoạt động trong ngành sản xuất bánh kẹo, chocolate và rượu bia như: Công ty cổ phần Communarka, Công ty CP Nhà máy rượu Minsk, Công ty CP Nhà máy rượu và đồ uống có cồn Pridvinhe-Vitebsk, Công ty liên doanh Spartak… đã giới thiệu về các sản phẩm của mình tới các doanh nghiệp Việt Nam.
Trong đó, hai doanh nghiệp Communarka và Spartak, ngoài việc muốn xuất khẩu kẹo, chocolate sang Việt Nam, còn mong tìm được đối tác để nhập khẩu lạc, điều, cà phê, ca cao từ Việt Nam.
Related news

Tiền Giang có hơn 550.000 con heo và sản lượng thịt hơi hằng năm cung cấp cho thị trường trên 120.000 tấn. Tuy nhiên, giá heo hơi trên thị trường giảm mạnh một thời gian dài, khiến nông dân chăn nuôi trên địa bàn tỉnh thua lỗ nặng, nhiều hộ không còn khả năng tái đầu tư đành ngậm ngùi "treo chuồng".

Củ Chi huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh, vùng trọng điểm chăn nuôi bò sữa của thành phố. Củ Chi có tổng đàn bò 74.430 con trong đó số lượng bò sữa 58.700 con được nuôi nhiều tại các xã An Phú, An Nhơn Tây, Phú Mỹ Hưng, Phạm Văn Cội…

Trở về từ chiến trường Campuchia sau năm 1982, anh Phạm Hiền ở thôn Tân Hòa, xã Hòa Sơn (Ninh Sơn), chỉ có hai bàn tay trắng nay đã có một cơ ngơi khá giả, là một trong những tấm gương điển hình của địa phương vươn lên thoát nghèo, làm kinh tế giỏi.

Công ty TNHH một thành viên Phúc Toàn Đức (xã Phú Hòa, huyện Định Quán, Đồng Nai) được thành lập từ tháng 8/2012. Hiện, doanh nghiệp đang đầu tư cho hàng chục nông dân ở xã Phú Hòa tham gia mô hình chăn nuôi cá - ếch - rắn, mang lại thu nhập cao.

Tính đến thời điểm này, nông dân huyện Cái Nước (Cà Mau) đã thả nuôi được hơn 700 ha tôm nuôi công nghiệp, đạt gần 90% chỉ tiêu kế hoạch năm, năng suất đạt trung bình từ 6 đến 6,5 tấn/ha. Cá biệt có một số hộ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật và thả nuôi đúng lịch thời vụ, năng suất đạt hơn 7 tấn/ha.