Nông Dân Tây Ninh Đốn Bỏ Gần 2.000ha Cao Su

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh, tổng diện tích cao su thời gian qua bị người dân đốn bỏ trên địa bàn là gần 2.000ha.
Trong đó, diện tích cây cao su đang lấy mủ là 1.530ha, cao su non là 218ha và 124ha cây cao su bị rong tàn ép nhánh để trồng xen cây khác. Trong đó, huyện Tân Châu có diện tích cao su bị chặt nhiều nhất với 675ha, huyện Tân Biên 534ha, huyện Châu Thành 71,4ha, Công ty CP Cao su Tây Ninh 446ha...
Cũng như nhiều địa phương khác, do thời điểm này giá cao su giảm mạnh so với các năm trước và một số mặt hàng nông sản khác nên nông dân đốn cao su để trồng cây khác có lợi nhuận hơn.
Theo Sở NN&PTNT, tính đến năm 2013, diện tích trồng cây cao su trên địa bàn tỉnh đã vượt qua diện tích cây cao su quy hoạch là 13.770ha (diện tích năm 2013 là 98.170ha trong khi diện tích cây cao su quy hoạch là 84.400ha).
Related news

Nhờ chí thú và ham học hỏi trong chăn nuôi bò, chỉ sau 2 năm gia đình anh Phạm Dũng, thôn Bến Đền Tây, xã Điện Quang, thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) đã thoát nghèo.

Đại diện của Chi cục Chăn nuôi TP.HCM nêu khó khăn: Khi phát hiện chất cấm, phải giữ heo từ 5-7 ngày chờ kiểm tra. Điều này thường khiến heo bị giảm đề kháng, hay bị lở mồm, long móng.

Đại biểu Đinh Thị Phương Khanh (Long An) là người đưa ra đề xuất kiên quyết tại nghị trường, rằng không phải cứ đợi gây hậu quả chết người mới xử lý hình sự những đối tượng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, mà cần xử lý ngay nếu bắt quả tang được hành vi này.

Đây là hành vi vô đạo đức của những người sản xuất, bởi ngay trên bao bì đựng chất này đã ghi rõ chỉ được phép sử dụng trong công nghiệp nhuộm vải, giấy, xây dựng, nghiêm cấm sử dụng tạo màu trong chế biến thực phẩm và sản xuất thức ăn chăn nuôi...

Một trong những tồn tại, bất cập đối với sản xuất lúa gạo nước ta, đó là việc mải chạy đua theo năng suất bằng việc sử dụng các giống lúa kém chất lượng.