Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dê Núi Quất Sơn

Dê Núi Quất Sơn
Publish date: Monday. February 17th, 2014

Sau gần chục năm nuôi dê, anh Lê Văn Hồng, thôn Hồ Lương, xã Bảo Sơn, huyện Lục Nam (Bắc Giang) đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, có thu nhập cao từ loài vật này.

Trước đây, anh Hồng từng nuôi chim bồ câu và thỏ nhưng bị thiệt hại do dịch bệnh. Năm 2006, biết người dân xã Huyền Sơn (Lục Nam) phát triển mô hình nuôi dê cho hiệu quả kinh tế cao nên anh học làm theo. Ban đầu, anh mua 10 con dê giống với tổng số tiền 13 triệu đồng. Được chăm sóc, nuôi dưỡng cẩn thận, đàn dê nhanh chóng sinh sôi. Có thời điểm, tổng đàn lên đến 300 con, còn thông thường có 140 - 170 con.

Theo anh Hồng, nuôi dê không tốn nhiều chi phí bởi chúng ăn tạp, chủ yếu là cỏ và lá cây. Nhà ở gần núi Quất Sơn, sáng sáng anh đưa dê lên núi chăn thả, tối lại lùa về, nguồn thức ăn trong núi dồi dào nên không phải bổ sung thức ăn tinh.

Để đàn vật nuôi khoẻ mạnh, anh chú trọng khâu phòng dịch bệnh. Ngoài tiêm phòng vắc xin, anh thường xuyên quan sát, biết sớm con nào ăn ít hoặc bị ốm để chữa chạy kịp thời. Chuồng trại có sàn gỗ làm cao hơn mặt đất khoảng một mét, luôn sạch sẽ, vào mùa đông được che chắn tránh gió lùa.

Được biết, trung bình một năm dê đẻ hai lứa, mỗi lứa từ 2-3 con. Hiện giá dê hơn 100 nghìn đồng/kg. Xuất chuồng khi đạt trọng lượng 30 kg/con (từ 6-7 tháng tuổi), bình quân mỗi con cho lãi khoảng 3 triệu đồng. Ba năm gần đây, gia đình anh Hồng thu lợi nhuận hơn 200 triệu đồng/năm.

Tận dụng nguồn chất thải trong chăn nuôi, anh Hồng trồng dứa trái vụ để tăng thu nhập. Nhờ mạnh dạn, năng động trong sản xuất, gia đình người chăn dê ở núi Quất Sơn đã có vốn tích luỹ để xây dựng nhà cửa, cải thiện cuộc sống.

Hiện nay, dê thịt đang rất được ưa chuộng bởi có nguồn dinh dưỡng cao, thương lái trong tỉnh và ngoài tỉnh đến tận nhà thu mua. Không chỉ phát triển kinh tế cho riêng mình, anh Hồng còn cung cấp con giống, hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm chăn nuôi cho bà con trong thôn. Nhiều gia đình đã chuyển từ chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà sang nuôi dê và thu được lợi nhuận khá.


Related news

Trồng Đu Đủ Trái Vụ- Lợi Nhuận Cao Trồng Đu Đủ Trái Vụ- Lợi Nhuận Cao

Anh Bùi Phúc Hải, ở ấp 3 xã Hòa Hội (huyện Xuyên Mộc) là bộ đội xuất ngũ, gia đình thuộc diện hộ nghèo, nhà thiếu trước hụt sau. Sau khi tận mắt chứng kiến kết quả trồng đu đủ Thái Lan ruột vàng của ông Hai Thiều (ấp 5, xã Hòa Hội) anh học cách làm theo...

Sunday. June 23rd, 2013
Nuôi Heo Rừng Ở Phú Quốc Nuôi Heo Rừng Ở Phú Quốc

Gần bến cảng Phú Quốc - Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang) có trại chăn nuôi Dương Âu, thuộc ấp Đá Chồng, xã Bãi Thơm, huyện Phú Quốc. Vào khoảng năm 2006, ông Dương Âu đem về trại nuôi cá sấu của mình ở ấp Đá Chồng 6 con heo rừng cái và một con đực.

Tuesday. July 16th, 2013
Nông Dân Vùng U Minh Hạ Trúng Đậm Mùa Cá Đồng Nông Dân Vùng U Minh Hạ Trúng Đậm Mùa Cá Đồng

Ông Lê Thanh Triều, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện U Minh tỉnh Cà Mau cho biết nông dân vùng rừng tràm U Minh Hạ bao gồm ba huyện hệ sinh thái ngọt là U Minh, Trần Văn Thời và Thới Bình đã trúng đậm vụ cá đồng. Tổng sản lượng cả tỉnh ước đạt 30.000 tấn, tăng 7.000 tấn so với mùa vụ trước.

Monday. March 11th, 2013
Ngành Chăn Nuôi Cần Ngăn Ngừa Bùng Phát Dịch Bệnh Ngành Chăn Nuôi Cần Ngăn Ngừa Bùng Phát Dịch Bệnh

Đồng hành với việc chăn nuôi phát triển là dịch bệnh xuất hiện. Khoảng 1 thập niên qua, dịch bệnh trong chăn nuôi xuất hiện nhiều hơn, lan rộng và nhanh hơn, như cúm gia cầm, heo tai xanh, lở mồm long móng làm ngành chăn nuôi không ít lần lúng túng, người nuôi lao đao vì thiệt hại nặng nề.

Tuesday. July 16th, 2013
Hiệu Quả Bước Đầu Từ Mô Hình Nuôi Ba Ba Của Ông Thái Văn Quận Hiệu Quả Bước Đầu Từ Mô Hình Nuôi Ba Ba Của Ông Thái Văn Quận

Mặc dù mô hình nuôi ba ba còn khá mới đối với nông dân huyện Mỹ Xuyên, thế nhưng gia đình ông Thái Văn Quận, ở ấp Hòa Lời, xã Ngọc Đông đã tiên phong nuôi thử nghiệm mô hình này và hiệu quả rất cao, ước tính thu hoạch đợt này trên 200 triệu đồng.

Wednesday. March 13th, 2013