Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Để ngành thủy sản phát triển bền vững

Để ngành thủy sản phát triển bền vững
Publish date: Monday. July 13th, 2015

Bà Nguyễn Thị Vĩnh An, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh cho biết, sông Lô, sông Gâm và lòng hồ thủy điện Tuyên Quang đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản. Nhờ đó, những năm qua nuôi trồng thủy sản của tỉnh ta phát triển khá nhanh về diện tích, sản lượng, giá trị. Đến nay, diện tích nuôi trồng thủy sản bao gồm ao hồ nhỏ là 2.016,3 ha, hồ thủy lợi là 729,9 ha, hồ thủy điện Tuyên Quang 8.446,5 ha, nuôi cá ruộng 6 ha. Số lượng lồng nuôi cá 663 lồng, đạt 73,1% so với kế hoạch 2015; sản lượng nuôi trồng ước đạt 3.414,3 tấn, đạt 47,8% so với kế hoạch 2015, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm 2014 gồm các loài như cá chiên, lăng, điêu hồng, trắm đen, bỗng, tầm, cá dầm xanh, anh vũ, trắm cỏ, rô phi…

Để chủ động về nguồn giống cung cấp cho các hộ nuôi, trong 6 tháng đầu năm, Trung tâm Giống thủy sản tỉnh đã sản xuất được 101,0 triệu con cá bột, đạt 27,88% so với kế hoạch năm. Bên cạnh đó, ngành thủy sản tỉnh còn triển khai thực hiện kế hoạch hành động phát triển chuỗi giá trị thủy sản thuộc Dự án hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn (TNSP) năm 2015. Đồng thời, xây dựng và trình UBND tỉnh kế hoạch đấu thầu; đăng tải thông tin đấu thầu mua cá bố mẹ (cá chiên, cá lăng) trên Website của Bộ Kế hoạch Đầu tư để lựa chọn nhà thầu cung cấp cá giống bố mẹ đặc sản cho các tổ nhóm sản xuất tại trại cá Hoàng Khai (Yên Sơn).

Mặc dù nuôi trồng thủy sản của tỉnh những năm gần đây có nhiều chuyển biến tích cực, tăng về diện tích, sản lượng, giá trị nhưng hình thức nuôi vẫn ở quy mô nhỏ; hạ tầng vùng sản xuất còn rất hạn chế, sản xuất chủ yếu vẫn mang tính tự phát, manh mún, thiếu kiểm soát nên việc đầu tư vốn và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế. Bên cạnh đó, việc giải ngân cho vay nuôi trồng thủy sản còn chậm, tình hình vi phạm quy chế quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở các vùng nước trên địa bàn tỉnh ngày càng gia tăng, đặc biệt việc khai thác bằng vó đèn trên lòng hồ thủy điện, sử dụng xung kích điện trên sông, hồ vẫn còn diễn ra.

Việc kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm còn hạn chế, đặc biệt là việc quản lý trên dọc tuyến sông Lô, sông Gâm. Hiện nay mới có 2 huyện Nà Hang và Lâm Bình thành lập được lực lượng tuần tra làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự, quản lý bảo vệ lâm sản, thủy sản trên lòng hồ thủy điện Tuyên Quang… Đối tượng nuôi chủ yếu vẫn là các loại truyền thống nên sản lượng và giá trị sản xuất không cao, còn các đối tượng mới đòi hỏi người nuôi phải nắm chắc kỹ thuật nên việc nhân rộng diện tích còn gặp khó khăn.

Để thủy sản phát triển bền vững, thời gian tới ngành Thủy sản tỉnh đánh giá cụ thể về tiềm năng, thế mạnh, thực trạng của nuôi thủy sản, từ đó tham mưu cho tỉnh xây dựng quy hoạch cụ thể, chi tiết cho từng vùng, từng địa phương, từng đối tượng nuôi. Đồng thời có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ người nuôi kịp thời, hiệu quả; đầu tư sản xuất giống thủy sản tại địa phương để chủ động nguồn giống, đảm bảo chất lượng và giá thành. Cùng với đó, tăng cường công tác tuyên truyền, chuyển giao công nghệ, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP hướng đến sự bền vững, thân thiện với môi trường...


Related news

Triển Vọng Mô Hình Tổ Hợp Tác Sản Xuất Hành Tỏi Khánh Tân Triển Vọng Mô Hình Tổ Hợp Tác Sản Xuất Hành Tỏi Khánh Tân

Đến thôn Khánh Tân, xã Nhơn Hải (Ninh Hải) vào thời điểm vụ đông (vụ trồng chính), chúng tôi thấy những rẫy hành, tỏi trồng khoảng 2-3 tháng đang phủ màu xanh mướt mắt.

Monday. July 29th, 2013
Nuôi Lợn Rừng Thái Lan Lai Cho Thu Nhập Cao Nuôi Lợn Rừng Thái Lan Lai Cho Thu Nhập Cao

Dự án “Phát triển chăn nuôi lợn rừng Thái Lan lai quy mô nông hộ tại huyện Phổ Yên (Thái Nguyên)” nằm trong Chương trình Phát triển nông nghiệp nông thôn miền núi do Trạm Khuyến nông huyện Phổ Yên triển khai trong 2 năm (từ tháng 1/2011 đến hết năm 2012) đã mang lại hiệu quả rõ nét. Dự án đã tạo ra những mô hình điểm về chuyển dịch cơ cấu vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người nông dân.

Wednesday. January 23rd, 2013
Sản Xuất Nhỏ, Hiệu Quả Cao Sản Xuất Nhỏ, Hiệu Quả Cao

Chỉ với 500m2 rau xanh, bình quân mỗi tháng anh Huỳnh Văn Hương (trong ảnh), thôn Tân Lập 1, xã Lương Sơn, huyện Ninh Sơn thu được gần 4 triệu đồng.

Monday. July 29th, 2013
Tập Trung Xử Lý Bệnh Chồi Cỏ Mía Bằng Vôi Bột Ở Tân Kỳ (Nghệ An) Tập Trung Xử Lý Bệnh Chồi Cỏ Mía Bằng Vôi Bột Ở Tân Kỳ (Nghệ An)

Bệnh chồi cỏ hại mía xuất hiện ở Tân Kỳ (Nghệ An) mới vài năm nay nhưng hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị. Mặc dù ngành nông nghiệp Nghệ An đã thực hiện các mô hình để diệt chồi cỏ song hiệu quả không cao. Trước tình hình đó, Công ty mía đường Sông Con hướng dẫn nông dân xử lý bệnh bằng vôi bột, hiệu quả thấy rõ…

Friday. January 25th, 2013
86ha Tôm Nuôi Theo Mô Hình Kết Hợp Có Tôm Chết Rải Rác 86ha Tôm Nuôi Theo Mô Hình Kết Hợp Có Tôm Chết Rải Rác

Trong những tháng đầu năm, do điều kiện thời tiết diễn biến không thuận lợi, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khá cao, một số nơi bị ô nhiễm nguồn nước nên tình hình tôm nuôi của bà con trên địa bàn huyện Giá Rai gặp nhiều khó khăn. Qua kiểm tra thực tế của các ngành chức năng cho thấy, hiện có 86ha tôm nuôi theo mô hình kết hợp bắt đầu xuất hiện tôm nuôi chết rải rác ở một số nơi, chủ yếu tập trung ở thị trấn Giá Rai và xã Tân Thạnh.

Saturday. June 8th, 2013