Đẩy Mạnh Tiêu Thụ Thanh Long Bình Thuận Tại Hà Nội

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành kế hoạch xúc tiến thương mại tiêu thụ trái thanh long và một số sản phẩm lợi thế tiêu biểu của tỉnh Bình Thuận ra thị trường Hà Nội.
Kế hoạch này nằm trong Chương trình hợp tác phát triển kinh tế xã hội giữa UBND TP. Hà Nội và UBND tỉnh Bình Thuận, nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân Hà Nội về nguồn quả và thực phẩm an toàn được quản lý về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, có thương hiệu trong dịp Tết Nguyên đán, các Lễ hội, tiến tới đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thường xuyên của nhân dân Thủ đô,
Theo đó, sẽ phối hợp hỗ trợ quảng bá sản phẩm mở rộng thị trường tiêu thụ trái thanh long và một số sản phẩm lợi thế của Bình Thuận, như nước mắm Phan Thiết, nước khoáng Vĩnh Hảo, mủ trôm, tảo Spirulina… nhằm góp phần phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất của tỉnh Bình Thuận.
Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn cũng bày tỏ hy vọng, thông qua các hoạt động này sẽ góp phần hạn chế, ngăn chặn việc vận chuyển, tiêu thụ hàng nhập lậu, hàng nhái, không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn Thủ đô.
UBND TP. Hà Nội cũng giao cho các đơn vị của Hà Nội căn cứ vào năng lực sản xuất, kinh doanh chủ động liên hệ, thống nhất số lượng, chất lượng các sản phẩm hàng hóa, phương án giao nhận, vận chuyển với các đơn vị của tỉnh Bình Thuận có kinh nghiệm, uy tín trong hoạt động sản xuất kinh doanh trái thanh long và một số sản phẩm lợi thế khác. Danh sách các đơn vị cung cấp do các Sở Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận giới thiệu.
Liên quan đến tổ chức hệ thống phân phối, mạng lưới tiêu thụ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tổ chức, đa dạng kênh phân phối, tiêu thụ trái thanh long và một số sản phẩm lợi thế của tỉnh Bình Thuận. Trên cơ sở, đảm bảo, an toàn thực phẩm, thiết lập được mạng lưới tiêu thụ đến các chợ đầu mối, siêu thị, cửa hàng tiện ích, chợ truyền thống, khu phố, khối phố, cộng đồng dân cư, các cơ sở dịch vụ ăn uống trên địa bàn thành phố.
UBND TP. Hà Nội giao các doanh nghiệp chủ động liên hệ với HTX, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm hàng hóa của tỉnh Bình Thuận, tổ chức phương án thu mua, vận chuyển, giao nhận về TP. Hà Nội. Triển khai các điểm, khu bày bán trái thanh long mang thương hiệu “Thanh long Bình Thuận” tại khu bày bán hoa quả trong các siêu thị, chợ đầu mối, bảo đảm mỹ quan, an toàn thực phẩm, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn thành phố.
Quan tâm cung cấp thông tin về trái thanh long Bình Thuận tới người tiêu dùng đến tham quan, mua sắm về quy trình sản xuất, đóng gói, phân phối, lựa chọn sản phẩm, công dụng cũng như giới thiệu các cách sử dụng trái thanh long.
Về tổ chức mạng lưới bán hàng cố định, giao các đơn vị Tổng Công ty Thương mại Hà Nội, Công ty cổ phần Intimex Việt Nam, Công ty cổ phần Siêu thị Vinmart, Công ty TNHH Sài Gòn Coop Hà Nội, Công ty TNHH Thương mại quốc tế dịch vụ siêu thị BigC Thăng Long, Công ty TNHH Metro Cash&Carry Việt Nam…
Bán hàng qua sàn giao dịch, giao Sàn giao dịch rau quả và thực phẩm an toàn Hà Nội thuộc Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu sản phẩm xanh Việt Nam thực hiện cung cấp sản phẩm. Chợ đầu mối Long Biên, Đền Lừ là nơi tập kết sản phẩm “Thanh long Bình Thuận”, phát luồng đi các chợ nhỏ lẻ trên địa bàn. Các hộ kinh doanh tại chợ đầu mối thực hiện chức năng là đầu mối giao nhận, bán buôn cho các hộ kinh doanh tại các chợ truyền thống khác.
Related news

UBND tỉnh Phú Yên vừa cấp giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh lần 1 cho dự án Trồng rừng nguyên liệu cây dó do Công ty TNHH Cây Xanh (KCN An Phú, TP Tuy Hòa) làm chủ đầu tư.

Nông dân Bắc Cạn trồng dong riềng tràn lan, sản lượng tăng đột biến, tiêu thụ không hết, tư thương khống chế giá giảm gần một nửa so với năm trước. Tiền bán dong riềng không đủ trả công thu hoạch và vận chuyển làm cho nông dân lao đao.

Toàn tỉnh Bình Phước hiện có khoảng hơn 10.000 ha hồ tiêu (chiếm gần 20% diện tích cả nước), tập trung nhiều nhất ở 3 huyện: Lộc Ninh (3.552 ha), Bù Đốp (2.007 ha) và Hớn Quản (1.420 ha) với năng suất bình quân đạt 2,9 tấn/ha.

Trồng thành công giống chanh Bắc trên vùng rừng núi chỉ quen với những loại cây công nghiệp như điều, cà phê, cao su, anh Đinh Văn Anh ở thôn 9, xã Đức Liễu (Bù Đăng - Bình Phước) khiến nhiều người khâm phục.

Hàng năm, Việt Nam sản xuất hơn 40 triệu tấn lúa hàng hóa các loại, đóng góp cho xuất khẩu hơn 7,7 triệu tấn gạo (năm 2012), tuy nhiên, sản lượng lúa được nông dân bán trực tiếp cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo chỉ chiếm 5,1% con số trên.