Chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường với đệm lót sinh học

Theo kế hoạch, dự án sẽ thực hiện chuyển đổi 1.000 hộ chăn nuôi heo, gà tập trung nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung trên đệm lót sinh học, gắn với công trình khí sinh học, xây dựng các mô hình chăn nuôi khép kín ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Trong đó, trình diễn nuôi trên đệm lót sinh học 300 hộ chăn nuôi heo (mỗi hộ tối thiểu 30 con), 500 hộ nuôi gà (mỗi hộ tối thiểu 500 con); 200 hộ nuôi heo sử dụng công trình khí sinh học (mỗi hộ tối thiểu 30 con).
Ngoài ra, dự án sẽ tổ chức 56 cuộc tập huấn kỹ thuật cho hơn 1.600 lượt nông dân tham dự; 14 hội thảo đánh giá kinh nghiệm. Sau 2,5 năm thực hiện, kết quả của dự án sẽ giúp nhiều địa phương giảm ô nhiễm môi trường từ các trại chăn nuôi; từng bước chuyển dần số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ sang tập trung; tuyên truyền cho nông dân nâng cao kiến thức chăn nuôi, khoa học kỹ thuật, nâng cao thu nhập và giá trị sản phẩm.
Related news

Sau một thời gian triển khai sản xuất, vào tháng 6/2014 Công ty Cổ phần thương mại Đầu tư và phát triển công nghệ quốc tế (IDT) mới chính thức giới thiệu ra thị trường 4 sản phẩm nhân mắc ca cao cấp. Tuy nhiên, IDT cũng chỉ là một trong số ít doanh nghiệp đầu tiên dám đầu tư công nghệ để phát triển sản phẩm chế biến từ mắc ca - vốn là nguyên liệu có giá thành đắt trên thế giới ở thời điểm này.

Lũy kế diện tích thả nuôi cá tra từ đầu năm 2014 tính đến ngày 5/1/2015 là 2.016,64 ha, đạt 93,80% kế hoạch năm. Đã thu hoạch được 1.091,52 ha với tổng sản lượng là 368.582 tấn. Tổng số lượng cá giống thả 650,18 triệu con, lượng giống sản xuất là 1.197,58 triệu con. Diện tích đang nuôi là 925,12 ha, diện tích treo ao là 154,38 ha.

Rừng ngập mặn Cà Mau chiếm ½ tổng diện tích rừng ngập mặn Việt Nam, đồng thời Cà Mau cũng là tỉnh chiếm ½ tổng diện tích nuôi và ¼ tổng sản lượng tôm của cả nước. Tuy vậy, nuôi tôm cũng là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm diện tích rừng ngập mặn ở Việt Nam nói chung và Cà Mau nói riêng.

Tất cả các biến động bất lợi trong ngành sản xuất và chế biến cá tra thời gian qua dẫn đến nhu cầu phải tái cấu trúc ngành này để đảm bảo phát triển bền vững, và theo ông Võ Hùng Dũng, Tổng thư ký Hiệp hội cá tra Việt Nam (VN Pangasius), việc tái cấu trúc cần phải bắt đầu từ khâu phân phối.

Theo ông Hai, chanh tứ quý phát trưởng mạnh, trái to, nhiều nước và đặc biệt là không hạt. Tuy dễ trồng nhưng muốn đạt năng suất và chất lượng, người trồng phải biết cách chăm sóc, bón phân, tưới nước đầy đủ trong mùa nắng. Ngoài ra còn phải chú ý đề phòng sâu đục thân, sâu vẽ bùa và các bệnh phấn trắng, bệnh đốm đen có thể làm cho cây suy thoái.