Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giải Bài Toán Khó Cho Nông Dân

Giải Bài Toán Khó Cho Nông Dân
Publish date: Monday. July 15th, 2013

"Nhờ những trợ giúp tích cực của Hội ND, chúng tôi có thêm cơ hội làm ăn tốt hơn, hiểu biết cuộc sống hơn" - ông Lường Văn Hặc, bản Nà Ớt, xã Nà Ớt, huyện Mai Sơn, Sơn La, tâm sự.

Với nông dân vùng cao, những yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo phát triển sản xuất hiệu quả bền vững thì họ đều thiếu, đó là: Khoa học kỹ thuật; giống, vốn; cán bộ hướng dẫn, thực tế mô hình sản xuất… Nắm rõ những yếu kém ấy của ND, phối hợp tốt với các ngành để tháo gỡ, tạo lực vươn cho nhà nông là mục tiêu quan trọng mà Hội ND huyện Mai Sơn luôn theo đuổi.

Hội giúp vốn, kiến thức...

Ông Trần Xuân Quang -Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mai Sơn, tâm sự: Hội ND ở đây luôn chủ động phối hợp với lực lượng khuyến nông, bảo vệ thực vật, thú y, kiểm lâm, các ngân hàng và doanh nghiệp để giúp ND tháo gỡ những khó khăn mùa vụ, kinh nghiệm sản xuất. Chỉ riêng lĩnh vực cung ứng giống, phân bón, vật tư sản xuất hàng năm cũng đã có hàng ngàn lượt hộ ND được trợ giúp. Sự trợ giúp kịp thời đó đã thật sự đóng góp vào việc giảm hàng trăm hộ nghèo mỗi năm trên địa bàn.

“5 năm vừa qua, trên 10.000 lượt hộ ND đã được Hội ND huyện Mai Sơn cung ứng hơn 7.000 tấn phân bón; gần 18.000kg giống các loại; phối hợp tập huấn khuyến nông cho gần 6.000 lượt hội viên ND; phối hợp tạo vốn vay với tổng dư nợ hơn 68 tỷ đồng cho ND”.

Đến với Nà Ớt - xã đặc biệt khó khăn, cách trung tâm huyện Mai Sơn tới 70km, là nơi cư trú của đồng bào nhiều dân tộc khó khăn như Thái, Mông, Sinh Mun, Khơ Mú… Ông Lường Văn Hặc, dân bản Nà Ớt, bảo: Cán bộ hội thường xuyên đến với dân nên dân chúng tôi phản ánh được những tâm tư của mình và cũng nhiều nguyện vọng được Hội ND giúp đỡ.

Hàng năm, chúng tôi được học nhiều lớp tập huấn khuyến nông, hướng dẫn sử dụng giống, phân bón, kỹ thuật chăm sóc và thu hoạch sản phẩm. Bà con nghèo nhưng vẫn sản xuất kịp thời vụ nhờ vào giống ngô, lúa, phân bón do Hội cung ứng theo phương thức trả chậm. Đàn trâu, bò, lợn tăng lên, nhà tạm được xoá cũng là nhờ Hội tín chấp với các ngân hàng tháo gỡ khó khăn về vốn cho chúng tôi.

Nông dân phát huy nội lực

Không chỉ ở vùng cao Nà Ớt mà đi sang các xã nhiều khó khăn khác như: Phiêng Cằm, Chiềng Nơi, Phiêng Pằn, Chiềng Lương… cũng ghi nhận được những dấu ấn hoạt động của tổ chức Hội ND trong lĩnh vực tam nông. Ông Giàng A Trả ở bản Tong Chinh, xã Phiêng Cằm, cho biết: Cái ruộng nước mới khai hoang, cái ao cá mới đào, những vườn cây ăn quả trong xã này cũng có công rất lớn của cán bộ Hội ND đấy.

Cán bộ hội từ ngoài huyện vào, cán bộ xã xuống, cán bộ chi hội bản chạy sang… Dân muốn vươn lên là có cán bộ giúp đỡ. Nhờ thế mà ở Phiêng Cằm ai cũng trồng ngô, lúa giống mới, năng xuất cao hơn trước nhiều. Hai năm gần đây, trong xã đã xóa được cả trăm cái nhà tạm đấy.

Với lão nông Vì Văn Thật ở bản Xà Cành, xã Phiêng Pằn thì sự giúp đỡ của Hội ND “là cái ơn không thể quên được”. “Trước đây, tôi làm chẳng đủ ăn. Cán bộ hội và bộ đội, khuyến nông đến tận nhà, hướng dẫn cách đào ao lấy nước nuôi cá và làm mấy cái ruộng nước. Thế là chỉ mấy năm sau, lương thực còn dư dôi. Đủ ăn mới tính chuyện lớn được. Tôi khai hoang đất trồng ngô, làm thêm cái vườn cây ăn quả. 5 năm nay không đói nghèo nữa, còn có vốn và kinh nghiệm để giúp mấy hộ khác trong bản thoát nghèo”...


Related news

Triển Khai Gói Lãi Suất Cho Vay Ưu Đãi Hỗ Trợ Thu Mua, Chế Biến Cà Phê Ở Hướng Hóa Triển Khai Gói Lãi Suất Cho Vay Ưu Đãi Hỗ Trợ Thu Mua, Chế Biến Cà Phê Ở Hướng Hóa

Năm nay, không chỉ nông dân trên địa bàn huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) phấn khởi vì giá cà phê tăng hơn năm trước mà các doanh nghiệp, cơ sở thu mua, chế biến cà phê nơi đây cũng rất vui khi được Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NHNo- PTNT) huyện tạo điều kiện thuận lợi để vay vốn với lãi suất thấp.

Saturday. November 15th, 2014
Chủ Động Phòng, Chống Dịch Bệnh Cho Vật Nuôi Chủ Động Phòng, Chống Dịch Bệnh Cho Vật Nuôi

Những tháng cuối năm, nhiệt độ xuống thấp, sức đề kháng của các loại gia súc, gia cầm yếu; đây cũng là thời điểm hoạt động mua bán, vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm diễn ra sôi động nên dịch bệnh rất dễ xảy ra. Vì vậy, cùng với sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, các hộ chăn nuôi trên địa bàn T.P Thái Nguyên cũng đang tích cực thực hiện các biện pháp nhằm chủ động phòng, chống dịch bệnh và đói rét cho đàn vật nuôi.

Saturday. November 15th, 2014
Mô Hình Phát Triển Lâm Nghiệp Bền Vững Tại Ban Quản Lý Rừng Phòng Hộ Lang Chánh Mô Hình Phát Triển Lâm Nghiệp Bền Vững Tại Ban Quản Lý Rừng Phòng Hộ Lang Chánh

Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp, đổi mới các nông lâm trường, từ năm 2006, Lâm trường Lang Chánh được chuyển thành Ban Quản lý (BQL) rừng phòng hộ Lang Chánh (gọi tắt là BQL) với nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và tổ chức sản xuất, kinh doanh trên diện tích 8.850,08 ha rừng và đất lâm nghiệp (trong đó có 3.936,838 ha rừng sản xuất, còn lại là rừng phòng hộ).

Saturday. November 15th, 2014
Hiệu Quả Từ Xã Hội Hóa Nghề Rừng Hiệu Quả Từ Xã Hội Hóa Nghề Rừng

Tỉnh ta xác định lâm nghiệp là ngành kinh tế chủ lực ở 11 huyện miền núi. Từ Nghị định 02 về giao đất, giao rừng đến các chương trình trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc; trồng rừng sản xuất 661, 147, rừng gỗ lớn... đã cho thấy bước chuyển mạnh mẽ của nghề rừng ở xứ Thanh.

Saturday. November 15th, 2014
Huyện Thường Xuân Cải Tạo Hơn 60 Ha Vườn Tạp Huyện Thường Xuân Cải Tạo Hơn 60 Ha Vườn Tạp

Đặc biệt, mô hình cải tạo vườn tạp trồng cam, chanh và cây mắc ca, quy mô 4,2 ha tại 2 thôn Hang Cáu và Quạn (xã Vạn Xuân), với 65 hộ dân tham gia đã hoàn thành. Có 933 hộ dân ở các xã tham gia chương trình cải tạo vườn tạp. Khi tham gia, các hộ dân đã được cán bộ khuyến nông huyện tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc các loại cây trồng tại vườn nhà.

Saturday. November 15th, 2014