Nano Bạc - Độc Tố Đối Với Người Và Môi Trường
Các thử nghiệm được thực hiện bởi Viện Pasture và Trung Tâm Quan Trắc Cảnh Báo Môi Trường và Phòng Ngừa Dịch Bệnh Thủy Sản Nam Bộ của Viện Nghiện Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II cho thấy Nano bạc có khả năng diệt các loài vi khuẩn bao gồm Vibrio cholera, E. coli và Vibrio parahaemolyticus. Hiện nay Nano bạc đang được thử nghiệm trên tôm nuôi ở Việt Nam để xác định xem có phòng ngừa được dịch bệnh EMS hay không ? Các nhà khoa học lại không trả lời được tính an toàn của Nano bạc và cần có nhiều thử nghiệm hơn nữa.
Năm 2009, Tổ chức những người bạn của trái đất ở Úc và Mỹ xuất bản 1 báo cáo dài 47 trang với 116 tài liệu tham khảo về tính an toàn của Nano bạc. Có bằng chứng rõ ràng là bạc mà cụ thể Nano bạc rất độc với các động vật thủy sinh và động vật trên cạn, tác động đến nhiều lạoi tế bào của động vật và có thể gây độc đến cho con người.
Bạc dưới dạng Nano bạc sẽ gia tăng độc tính của ion bạc hay nói cách khác Nano bạc nó độc hơn so với bạc. Việc đánh các sản phẩm bạc sinh học này vào môi trường nước làm chúng tích lũy trong chất thải và đi vào trong các nguồn đất nông nghiệp. Bạc sinh học có thể làm mất chức năng của cộng đồng vi sinh vật quan trọng trong đất.
Như vậy rõ ràng đã có nhiều nghiên cứu khẳng định độc tố của Nano bạc đối với động vật thủy sinh, con người và môi trường trong khi ở Việt Nam chúng ta các nhà khoa học chưa trả lời được tính an toàn của Nano bạc thì một số cơ quan ban ngành đã vội vã tổ chức các Hội thảo (http://skhcn.baclieu.gov.vn/tintuc/Lists/Posts/Post.aspx?List=f73cebc3-9669-400e-b5fd-9e63a89949f0&ID=222) với các công bố kết quả thành công trên tôm của nhiều tổ chức, ban ngành, kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu và trường đại học là hết sức nguy hiểm vì người nông dân nuôi tôm trong tình trạng bế tắc hiện nay rất dễ ồ ạt sử dụng Nano bạc để diệt khuẩn định kỳ cho ao tôm. Độc tố tích lũy dần của Nano bạc trong môi trường là hết sức nguy hiểm đối với động vật thủy sinh, đối với môi trường nước và đất và kể cả sức khỏe con người nên chúng ta cần có trách nhiệm bảo vệ môi trường cho sự phát triển bền vững.
Related news
Do đặc thù chín lệch ngày so với chính vụ, thơm ngon đồng thời cho sản lượng cao hơn các giống khác nên nhãn chín muộn ở vùng đất đồi Yên Thế (Bắc Giang) chiếm được cảm tình của khách hàng gần xa, mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân.
Làng quê xã Bồ Lý (Tam Đảo, Vĩnh Phúc) những ngày này đang náo nhiệt, tấp nập vào mùa thu hoạch na, tiếng cười nói của người trồng na và thương lái rộn ràng khắp nơi. Những năm qua, cây na dai là một loại cây đặc sản mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân địa phương.
Hơn 10 ha ao nuôi tại thôn Hòa An, xã Tam Hòa (Núi Thành, Quảng Nam) của ông Trần Công Thành (52 tuổi, trú tại TP Tam Kỳ) đem lại gần 3 tỷ đồng/năm. Ông được đánh giá là cao thủ nuôi tôm xứ Quảng.
Mô hình trồng mây do dự án Toyota tài trợ thực hiện tại hai huyện miền núi Đakrông, Hướng Hóa (Quảng Trị) là sự kết hợp trách nhiệm và quyền lợi của cộng đồng địa phương đối với việc bảo vệ và sử dụng tài nguyên rừng bền vững.
Vài năm gần đây, giống lúa thơm Thuần Việt 1 do Cty CP Giống cây trồng Thanh Hóa nghiên cứu và lai tạo đã có mặt ở trên nhiều đồng ruộng, mang đến cho người nông dân những vụ mùa bội thu.