Chủ Động Đối Phó Với Nắng Nóng
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, nắng nóng tiếp tục hoành hành trên diện rộng trong một hoặc hai ngày tới. Trước đó cho đến hôm qua (3/5), nắng nóng đạt đỉnh với nhiệt độ cao nhất trong ngày lên tới 44 độ, độ ẩm giảm dưới 40% khiến cảm giác oi bức, ngột ngạt gia tăng.
Tại Cao Bằng, nhiệt độ ngày 1/5 đo được tại một số điểm (như Bảo Lạc) là 40,2 độ. Nhưng đến ngày 3/5, nhiệt độ tại địa phương này tăng lên mức cao nhất là 42 độ. Tại TP Vinh (Nghệ An), nhiệt độ đo được lúc 13h trưa 3/5 là 41 độ, độ ẩm còn 46% khiến thời tiết rất khó chịu. Tại tỉnh Bắc Giang, nhiệt độ trong những ngày qua lên tới 43 độ, độ ẩm giảm còn 41-43%. Tại Bắc Ninh, nhiệt độ có nơi lên đến 44 độ, độ ẩm chỉ còn 38%.
Dự báo đợt nắng nóng này có thể kéo dài hết hôm nay, sau đó từ ngày mai (5/5) trở đi sẽ dịu dần và đến khoảng giữa tháng 5 sẽ có một đợt nắng nóng mới. Nhận định từ nay đến hết tháng 7/2012 tại các tỉnh miền Bắc còn có khả năng xảy ra khoảng 5-7 đợt nắng nóng trên diện rộng, mỗi đợt kéo dài từ 5-7 ngày, riêng khu vực miền Trung có khả năng có đợt trên 10 ngày và tương đương như mùa hè năm 2011 (15 ngày).
Liên tục từ ngày 28/4 đến nay, nắng nóng khốc liệt cùng với độ ẩm xuống quá thấp kết hợp với gió Lào thổi mạnh đã đẩy nhiều cánh rừng của các tỉnh phía Bắc và Trung bộ đối mặt với nguy cơ cháy rất cao. Ông Lưu Minh Hải, PGĐ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương khuyến cáo, các cánh rừng vừa qua mùa trút lá, lớp lá khô dày tạo một lớp trung gian bắt lửa rất mạnh, có nguy cơ cháy rừng cao và hậu quả khó lường nên người dân cần đề phòng.
Do vậy, cùng với việc chống nóng cho người dân, cây trồng và gia súc, hiện các cơ quan chức năng cần vận động nhân dân tích cực tham gia phòng cháy rừng, không để đồng bào đốt nương rẫy trong khi có gió to, không cho trẻ em đi chăn trâu đem lửa vào rừng, người lớn không nấu ăn trong rừng những ngày có nắng nóng cao điểm.
Related news
Trong những năm gần đây xã Quảng Minh (Hải Hà - Quảng Ninh) đang có sự bứt phá mạnh mẽ về phát triển kinh tế - xã hội, từ những mô hình kinh tế điển hình của các hộ dân trong xã mở ra hướng đi mới để thoát nghèo, trong đó có gia đình anh Đào Văn Thắm ở thôn 4.
Trong điều kiện bất lợi của thời tiết, nghề nuôi tôm sú bị thua lỗ hoặc chỉ có lãi ít, nhiều người đã chuyển sang nuôi cua xen trong ao nuôi tôm quảng canh. Tại huyện Thạnh Phú (Bến Tre), nhiều nông dân đã khấm khá nhờ nghề nuôi cua “nhướng”. Cua “nhướng” là tên gọi của người dân địa phương, vì lúc thả nuôi con cua còn rất nhỏ, người xem phải nhướng mắt lên thì mới nhìn thấy nó được.
Gia đình anh Phạm Văn Bình ở thôn Tân Lập (xã Ea Kpam, huyện Cư M’gar, Dak Lak) có 5 sào đất trồng cà phê. Qua tìm hiểu tư liệu thông tin và được tham gia lớp tập huấn kỹ thuật thâm canh cây cà phê do Hội Nông dân tổ chức, năm 2006, anh quyết định mua 30 cây bơ ghép về trồng thử nghiệm trên rẫy. Kết quả cây bơ lớn nhanh, đồng thời tạo điều kiện cho cây cà phê thêm xanh bởi cây bơ che bóng mát và giữ độ ẩm đất tốt, nhất là vào các tháng mùa khô.
Suốt 3 năm thử nghiệm mô hình nuôi cá chiên nơi nước tĩnh, ông Chu Đức Minh, thị trấn Na Hang, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang đã thành công ngoài mong đợi...
Mô hình nuôi gà thả vườn, đồi quy mô lớn đang phát triển mạnh mẽ ở nước ta. Tuy nhiên, trong suy nghĩ của người dân, nuôi thả vườn phải có đất rộng, cây cối um tùm để gà tha hồ chạy nhảy. Song thực tế cho thấy kiểu nuôi đó còn bất cập.