Tôm Tiếp Tục Rớt Giá Thê Thảm

Từ đầu năm đến nay, giá tôm nguyên liệu tại Cà Mau liên tục bị mất giá, đáng nói nhất là vào thời điểm hiện tại.
Theo đó, tôm sú loại 20 con/kg giá chỉ còn 200 ngàn đồng/kg, giảm 50 ngàn đồng/kg so với tháng trước; loại 30 con/kg có giá 165 ngàn đồng/kg, giảm 30 ngàn đồng/kg; loại 40 con/kg giá chỉ còn từ 140-145 ngàn đồng/kg (tùy loại), giảm từ 25-30 ngàn đồng/kg. Đặc biệt, tôm thẻ chân trắng ở thời điểm này bị rớt giá thê thảm, hiện tại tôm thẻ chân trắng loại 100 con/kg giá chỉ ở mức 80 ngàn đồng/kg, giảm gần 30 ngàn đồng/kg.
Dự kiến trong vài ngày tới giá tôm sú nguyên liệu sẽ còn tiếp tục giảm sau khi Hội chợ tại Châu Âu kết thúc, còn giá tôm thẻ chân trắng ở Cà Mau và một số tỉnh thành trong khu vực ĐBSCL sẽ còn giảm mạnh hơn vì ở thời điểm hiện tại khu vực miền Trung đang bước vào giai đoạn thu hoạch tôm thẻ chân trắng.
Lý giải nguyên nhân giá tôm nguyên liệu trên địa bàn tỉnh liên tục giảm, nhiều chuyên gia trong ngành cho rằng, trong năm nay, lượng tôm nguyên liệu ở một số nước sản xuất tôm lớn như Ấn Độ, Malaisia, Trung Quốc…rất nhiều, nên các nhà máy chế biến XK thủy sản trong tỉnh đã hạ giá tôm nguyên liệu xuống ở mức bằng với giá tôm ở các nước trong khu vực.
Related news

Cùng với đà giảm của thị trường sữa thế giới và trong nước, ngành chăn nuôi bò sữa đang gặp nhiều khó khăn do liên kết giữa hộ nông dân và DN thiếu bền chặt.

Những năm gần đây, các loại thức ăn chế biến từ rắn mối - một loài bò sát có rất nhiều ở nông thôn bỗng dưng trở thành một món khoái khẩu, là đặc sản trong các nhà hàng sang trọng, với giá bán cao ngất ngưởng. Nhiều người đã nghiên cứu và thử nghiệm nuôi rắn mối với quy mô công nghiệp, để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Thời gian gần đây, Chi cục Thú y Đồng Nai liên tục tổ chức các đợt kiểm tra đột xuất các trang trại chăn nuôi và lấy mẫu xét nghiệm chất cấm. Trong đó, đoàn kiểm tra cũng đã lấy mẫu xét nghiệm từ các trang trại chăn nuôi có lô heo dương tính với chất cấm theo kết quả kiểm tra của Chi cục Thú y TP. Hồ Chí Minh.

Từ diện tích đất bỏ hoang của địa phương, anh Nghiêm Đình Minh (xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, TP Hà Nội) đã mạnh dạn đấu thầu, vay vốn phát triển mô hình kinh tế vườn - ao -chuồng (V.A.C) mang lại giá trị kinh tế cao.

Để giúp người chăn nuôi nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trong sản xuất, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, ổn định và bền vững, Trạm Khuyến nông huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk đã bước đầu xây dựng thành công mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học tại buôn Kram, xã Ea Tiêu.