Đẩy Mạnh Phát Triển Chăn Nuôi Ở Tả Lủng
Xác định phát triển chăn nuôi, nâng cao thu nhập cho người dân là mục tiêu cơ bản trong xây dựng Nông thôn mới (NTM), thời gian qua, xã Tả Lủng (Mèo Vạc) thực hiện tốt chương trình xây dựng NTM và hình thành được những mô hình chăn nuôi bước đầu có hiệu quả.
Để nâng cao thu nhập cho người dân theo tiêu chí NTM, ngoài việc đẩy mạnh xây dựng các công trình hạ tầng ở nông thôn, thì việc chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, phát huy hiệu quả các chương trình dự án hỗ trợ phát triển sản xuất phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương, xây dựng các mô hình kinh tế cho thu nhập cao... là những giải pháp quan trọng mà cấp u?y, chính quyền xã Tả Lủng đẩy mạnh thực hiện.
Do kinh tế phát triển chậm, nên tỷ lệ hộ nghèo ở địa phương còn chiếm đến 45,14%, cao hơn nhiều so với 1 số các xã khác trên địa bàn huyện. Để nâng cao đời sống của người dân, trong quá trình thực hiện Chương trình xây dựng NTM, xã đã đặc biệt quan tâm hỗ trợ bà con phát triển sản xuất, chăn nuôi, đầu tư xây dựng các công trình phục vụ dân sinh.
Anh Hồng Mí Sinh, Bí thư Đảng ủy xã Tả Lủng cho biết; Để thực hiện tiêu chí nâng cao thu nhập cho người dân, xã đã xây dựng một số kế hoạch phát triển kinh tế.
Với thế mạnh trong sản xuất, phát triển chăn nuôi, xã đã chỉ đạo nhân dân tập trung chuyển đổi cơ cấu vật nuôi như đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng quy mô tập trung. Hiện nay, trên địa bàn xã có mô hình nuôi lợn đen với số lượng vài chục con, bồ câu khoảng 400 con, vịt gần 600 con; mức đầu tư con giống vào khoảng 100 triệu đồng cho các mô hình chăn nuôi.
Một điều mà Đảng ủy xã rất quan tâm, lo lắng là giảm tỷ lệ hộ nghèo phải thực sự bền vững. Việc đưa các mô hình kinh tế vào áp dụng trên địa bàn, ngoài khẳng định hiệu quả thì điều quan trọng phải tạo được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của nhân dân thành phong trào sâu rộng, thiết thực trong thực tiễn.
Có thể nói, từ những chương trình được triển khai thực hiện trên địa bàn xã Tả Lủng thời gian qua đã mang lại lợi ích cho địa phương và người dân. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện, nhưng kết quả đạt được là rất đáng khích lệ.
Trên cơ sở đó, hy vọng trong thời gian sắp tới, xã Tả Lủng sẽ huy động tối đa các nguồn lực, sớm đưa chương trình xây dựng NTM mới về đích, góp phần nâng cao đời sống cho người dân, thay đổi diện mạo của vùng cao và đẩy mạnh phát triển KT-XHở địa phương.
Related news
Một vùa vải bội thu là niềm vui lớn với người dân các vùng trồng vải ở Lục Ngạn. Ngược lại “180 độ”, người dân vùng Yên Thế đang phải than ngắn, thở dài với những đàn “gà đồi Yên Thê”- thương hiệu mà cả chính quyền và nông dân cố công gây dựng mấy năm qua với nhiều kỳ vọng.
Thời gian gần đây do giá cao su trên thị trường giảm thấp, cùng với một số nguyên nhân khác khiến nông dân nhiều địa phương trong tỉnh đã chặt bỏ cây cao su, chủ yếu là cao su tiểu điền chuyển sang trồng các loại cây khác.
Xã Núa Ngam, huyện Điện Biên có diện tích nuôi trồng thủy sản trên 21ha. Mặc dù người dân đã tận dụng tối đa diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản. Nhưng do trình độ kỹ thuật lạc hậu, nuôi thả quảng canh, manh mún, nên năng suất, sản lượng thủy sản chưa cao (năng suất đạt 1,5 -2 tấn/ha, sản lượng đạt 43,6 tấn/năm).
Những năm gần đây, một số hộ dân trên địa bàn xã Hải Giang (huyện Đak Đoa, Gia Lai) đã thuần hóa, nuôi dưỡng thành công nhiều loài động vật sống trong tự nhiên và đem lại hiệu quả khá lạc quan. Trong đó, nuôi dúi và nhím được xem là mô hình mang lại lợi nhuận cao.
Thời điểm hiện nay, nông dân Bình Định tại các địa phương như: Phù Cát, An Nhơn, Tuy Phước, Phù Mỹ, Vĩnh Thạnh… đang vào cuối vụ thu hoạch ớt, với giá thu mua đang ở mức khá cao. Tại các chợ đầu mối thuộc phường Bình Định (thị xã An Nhơn), giá ớt tươi được các thương lái thu mua từ 20.000 - 24.000 đồng/kg, cao gấp đôi so với thời điểm chính vụ (từ tháng 4 đến tháng 7).