Đẩy Mạnh Cơ Giới Hóa Khâu Thu Hoạch Và Sau Thu Hoạch Lúa

Toàn tỉnh Tiền Giang hiện có 530 máy gặt đập liên hợp, 186 máy gặt hàng xếp dãy, 43 máy tuốt lúa, 561 thiết bị sấy với tổng công suất hơn 10.300 tấn. Khả năng ứng dụng cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa đạt tỷ lệ 78% và khâu sấy lúa đạt 68%.
Ở khâu bảo quản và tồn trữ, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh lúa gạo có 140 kho chứa lúa gạo với tổng sức chứa 572.169 tấn cùng 328 nhà máy xay xát với tổng công suất xay xát khoảng 1.000 tấn lúa/giờ.
Trong khuôn khổ Dự án Cạnh tranh Nông nghiệp do Ngân hàng Thế giới tài trợ, tỉnh Tiền Giang được dự án hỗ trợ 3 máy san phẳng mặt ruộng bằng tia lazer, 3 máy gặt đập liên hợp, 3 lò sấy, 2 nhà kho quy mô 1.000 tấn/lò.
Dự án nhằm góp phần hoàn thiện quy trình sản xuất, thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch theo hướng khép kín. Từ đó giúp nông dân giảm thất thoát lúa, kéo dài thời gian trữ lúa, đảm bảo phẩm chất hạt lúa và tăng mức cạnh tranh về giá cả lẫn chất lượng.
Related news

Đó là anh Nguyễn Mộng Hùng, ở thôn Trà Sơn, xã Tây An (huyện Tây Sơn - Bình Định). Từ hoàn cảnh kinh tế khó khăn, anh Hùng đã vươn lên thoát nghèo nhờ nuôi gà. Trang trại của anh có diện tích 1 ha, nuôi trên 4.000 con gà, cùng hệ thống lò ấp. Anh Hùng nuôi gà theo kiểu bán công nghiệp, vừa nuôi chuồng vừa nuôi thả. Hệ thống chuồng nuôi được xây dựng quy mô, bài bản, có hệ thống chiếu sáng và cung cấp nước tự động, luôn duy trì nhiệt độ phù hợp, đảm bảo vệ sinh môi trường, hạn chế dịch bệnh cho gà.

Sau thời gian nghêu chết hàng loạt trong những tháng đầu năm 2013, hiện nghêu nuôi ở vùng biển Tân Thành, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) đang phát triển bình thường.

15 ngày đầu tháng 9, giá bán heo hơi dao động từ 41.000 – 43.000đ/kg, giúp người chăn nuôi có lãi 1.000đ/kg – 3.000đ/kg so với vốn đầu tư con giống, chi phí thức ăn, thuốc tiêm phòng và công chăm sóc.

Sáng ngày 19/9, Hiệp hội cá tra Việt Nam có cuộc làm việc với UBND TP Cần Thơ về tình hình sản xuất cá tra trong những tháng đầu năm; bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người nuôi cá tra hiện nay.

Thời gian qua, người dân Đầm Dơi (Cà Mau) khốn đốn mỗi khi tôm nuôi bị dịch bệnh. Nhưng nay họ đã tìm được mô hình nuôi ổn định, mang tính bền vững, đó là mô hình nuôi sò huyết thương phẩm xen canh với cua, tôm. Nhiều hộ nông dân ở xã Quách Phẩm khá lên từ mô hình này.