Đầu tư hơn 82 tỉ đồng mở rộng khu sản xuất giống thủy sản

Dự án này gồm các hạng mục khu ương nuôi, khu thực nghiệm và trình diễn ngoài trời, khu xử lý nước thải, đường nội bộ, cây xanh và các công trình phụ trợ khác… Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 82 tỉ đồng, dự kiến hoàn thành đưa vào hoạt động quý II/2016.
Mục tiêu nâng quy mô sản xuất giống tôm thẻ chân trắng từ 2,5 tỉ con/năm lên 3 tỉ con/năm; nâng cao chất lượng con giống tôm thẻ chân trắng; thực nghiệm và trình diễn các mô hình nuôi tiên tiến trên thế giới giúp nâng cao năng suất, chất lượng và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.
Khi đi vào hoạt động, dự án sẽ kết nối đồng bộ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đã được đầu tư và áp dụng các công nghệ sản xuất giống hiện đại theo các tiêu chuẩn hiện hành về sản xuất giống thủy sản của Bộ NN-PTNT; tiến tới áp dụng tiêu chuẩn thực hành nuôi tốt nhất của Liên minh Nuôi trồng thủy sản toàn cầu với các giống thủy sản chủ yếu như: tôm thẻ chân trắng, tôm sú, cá chẽm… và nuôi vỗ thành thục tôm bố mẹ để chủ động nguồn cung giống bố mẹ cho nghề nuôi tôm giống trong khu vực và cả nước.
Related news

Năm 2014, Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sóc Trăng triển khai thực hiện dự án “Áp dụng 3 giảm 3 tăng” và kỹ thuật trồng lúa SRI nhằm giúp nông dân tỉnh này nâng cao hiệu quả sản xuất và góp phần giảm phát thải khí nhà kính.

Đến Bôn Hoang 2, xã Ia Sao (thị xã Ayun Pa, Gia Lai) hỏi gia đình Mí Loan thì hầu như ai cũng biết, bởi lẽ đây là gia đình nghèo nhất buôn... Chồng bỏ đi để lại cho Mí Loan hai đứa con nhỏ.

“Cách làm giàu từ rừng của ông Dấu được nhiều nông dân học hỏi. Nhờ thế mà không chỉ màu xanh của rừng được giữ vững, tăng cường mà đời sống của nhiều nông dân cũng cải thiện rất tốt” – ông Đặng Xuân Hòa- Chủ tịch Hội Nông dân huyện Tân Uyên (Lai Châu), bảo vậy.

Một doanh nghiệp đầu tư 1.000 tỷ đồng để xây khu phức hợp sản xuất tôm chất lượng cao tại TP Bạc Liêu. Lãnh đạo đơn vị này ví nơi nuôi tôm như những resort.

Miền núi phía Bắc là vùng có tiềm năng và lợi thế rất mạnh để phát triển cây lâm sản ngoài gỗ (LSNG) như mây, tre, nứa, quế, hồi...