Đấu Tranh Mạnh Với Hoạt Động Thu Mua Kiểu Phá Hoại

Đó là khẳng định của ông Võ Văn Quyền- Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) trước tình trạng thương lái nước ngoài vào thu mua một số nông sản của Việt Nam không rõ động cơ.
Ông Quyền cho biết, trong bối cảnh hội nhập, việc giao thương nông sản giữa Việt Nam và các nước láng giềng là hoạt động hết sức bình thường. Để việc tiêu thụ nông sản được ổn định, bền vững, chúng ta đã xây dựng chính sách pháp luật rõ ràng nhằm giúp cho việc tổ chức thu mua và tiêu thụ nông sản của bà con nông dân được thuận lợi theo đúng quy định của luật pháp và bảo vệ quyền lợi cho thương nhân, nông dân; đồng thời để đấu tranh với hoạt động thu mua hoặc mang tính phá hoại, hoặc mang tính đầu cơ trục lợi, hoặc bất thường.
Mới đây Bộ Công Thương đã có chỉ đạo chung, trong đó có hoạt động thu mua nông sản của tổ chức, cá nhân nước ngoài. Theo đó, dù có hiện diện hay không hiện diện thì thương nhân nước ngoài phải có đăng ký và giấy chứng nhận đầu tư, có văn phòng đại diện là thay mặt tổ chức, cá nhân nước ngoài giám sát việc thu mua nông sản tại Việt Nam.
Thương nhân không có hiện diện thương mại vẫn hoạt động thương mại phải được Bộ Công Thương cấp phép, không trực tiếp mua của người sản xuất mà phải thông qua thương nhân Việt Nam. Nếu vi phạm những quy định này sẽ bị xử phạt theo Nghị định 185.
Ông Quyền cũng cho hay, trên thực tế thì thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam cơ bản tốt, góp phần cho tổ chức, tiêu thụ và xuất khẩu hàng hóa nông sản Việt Nam ra thế giới, có doanh nghiệp FDI tham gia thu mua cà phê, xuất khẩu...
Nhưng bên cạnh đó, ông Quyền cũng cho hay có một bộ phận tổ chức, cá nhân nước ngoài lợi dụng chính sách mở cửa vào tham gia hoạt động mua bán nông sản trái phép; lợi dụng con đường du lịch chứ không phải thương nhân. Chính bộ phận này làm thị trường bất thường, hoạt động ăn xổi ở thì, chộp giật.
“Họ nâng giá mua song chỉ thực hiện được lợi ích trước mắt là tiêu thụ được nông sản, tạo giá tốt; mặt trái là toàn bộ hệ thống kết nối từ trước đến nay bị phá vỡ, ảnh hưởng tiêu cực. Không loại trừ một số thương nhân vào Việt Nam thu mua mang tính phá hoại, mua những loại rất lạ như móng trâu bò, lá cây này ngọn cây kia... mang tính triệt phá”- ông Quyền nói.
Related news

Khá phổ biến ở các tỉnh phía Bắc nhưng cá hồng Mỹ còn xa lạ với người nuôi ở Khánh Hòa. Vì thế, đề tài cấp tỉnh “Chuyển giao công nghệ sản xuất giống nhân tạo cá hồng Mỹ tại Khánh Hòa” được thực hiện nhằm phát triển thêm đối tượng nuôi mới cho người dân địa phương.

Trên đồng đất phèn nặng trồng lúa kém hiệu quả, tự dưng dân ấp 18 (xã Khánh Thuận, huyện U Minh, Cà Mau) thấy hàng ngàn trụ bê tông (giá thể cho thanh long) xuất hiện. Có người xì xầm nói anh em Ba Phước bị đãng trí, đem tiền bỏ biển.

Đề tài Nghiên cứu khả năng thích nghi của cá tầm trong điều kiện nuôi tại Cao Bằng, do Viện Nuôi trồng thủy sản 1 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chủ trì được nghiệm thu.

Hàng ngàn ngư dân có khát khao vươn ra biển lớn bằng con tàu vỏ thép đang chờ quyết định của Chính phủ và sự vào cuộc của các ngành liên quan xung quanh gói 16 ngàn tỷ đồng mà Quốc hội vừa thông qua... nhưng thực tế không dễ!

Đến dự có ông Huỳnh Hữu Hiệp, đại diện Chi cục phát triển nông thôn tỉnh; ông Huỳnh Hữu Hòa, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện; đại diện Trạm Khuyến nông huyện; bà Dương Thị Ngọc Yến, Chủ doanh nghiệp Ngọc Ánh, đơn vị hợp đồng thu mua sản phẩm.