Thương Hiệu Mật Ong Tiên Yên (Quảng Ninh)

Tiên Yên (Quảng Ninh) có trên 35.000ha rừng và cây ăn quả tập trung, là tiềm năng, lợi thế để phát triển nghề nuôi ong lấy mật.
Những năm gần đây, phong trào nuôi ong ở Tiên Yên phát triển mạnh, hiện toàn huyện có gần 300 hộ nuôi với hơn 2.000 đàn ong, tập trung ở các xã Yên Than, Phong Dụ, Đại Dực, Tiên Lãng… Nghề nuôi ong đã tạo được nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân lúc nông nhàn.
Để xây dựng thương hiệu cho sản phẩm này, huyện đã đề xuất Sở KH&CN, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) hỗ trợ xây dựng Dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận mật ong Tiên Yên”. Dự án được triển khai từ năm 2012, các hộ nuôi ong được định hướng, thống nhất về quy trình kỹ thuật nuôi, sản xuất mật ong chất lượng tốt.
Related news

UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 1695/QĐ-UBND, ngày 31-7-2015 phê duyệt Quy hoạch đồng cỏ và vùng chăn nuôi gia súc có sừng tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

Đó là nông dân Lê Thành Đôn (sinh năm 1970), ngụ ấp Hưng Thạnh, xã Châu Hưng (Bình Đại - Bến Tre). Anh Đôn được tuyên dương, báo cáo điển hình là nông dân sản xuất giỏi năm 2014.

Để kiểm soát và phân biệt được giống sâm Ngọc Linh, góp phần nâng cao năng suất chất lượng trong sản xuất giống và yêu cầu quản lý nguồn giống sâm Ngọc Linh trên địa bàn, tỉnh Kon Tum phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc (thuộc Viện Dược liệu Bộ Y tế) nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn cây giống sâm Ngọc Linh.

Ngày 8/8, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội đã triển khai mô hình chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ rau - quả hữu cơ tại phường Cự Khối (quận Long Biên).

Thời điểm gia nhập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) đang đến gần khiến nhiều sản phẩm trong nước đối mặt với cạnh tranh gay gắt từ những thị trường đầy tiềm năng của khu vực. Sản phẩm mía đường cũng không phải là ngoại lệ. Ý thức được điều đó, từ doanh nghiệp đến bà con nông dân đã và đang có những bước “chuyển mình” để nâng cao hiệu quả sản xuất.