Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đầu Ra Nào Cho Sản Xuất Lớn?

Đầu Ra Nào Cho Sản Xuất Lớn?
Publish date: Thursday. October 9th, 2014

Đồng Nai đang xây dựng các đề án nhằm hình thành các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ, đề án xây dựng cánh đồng mẫu lớn, cánh đồng chất lượng cao theo chuẩn quốc tế cho nhiều cây trồng chiếm diện tích lớn trên địa bàn tỉnh, như: điều, cà phê, mía...

Đến nay, một số mô hình cánh đồng lớn đã được đưa vào thực tế. Tuy nhiên, bài toán đầu ra, yếu tố quyết định cho sự thành bại trong đầu tư sản xuất vẫn là câu hỏi khó.

* Vẫn là câu hỏi khó

Ông Lý Phát Sinh, Chủ nhiệm Liên hiệp Câu lạc bộ năng suất cao Lang Minh (huyện Xuân Lộc), chia sẻ: “Các thành viên trong câu lạc bộ đã liên kết thực hiện sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn với diện tích khoảng 350 hécta lúa. Chúng tôi cũng ứng dụng tốt cơ giới hóa để giảm chi phí sản xuất.

Tuy nhiên, vụ lúa vừa rồi nông dân vẫn lo lắng vì giá lúa quá bấp bênh. Chúng tôi rất e ngại những lợi thế trên sẽ biến thành rủi ro vì thu hoạch đồng loạt với sản lượng lớn mà không được đảm bảo về đầu ra thì khó tránh khỏi rơi vào cảnh trúng mùa rớt giá”.

Nông dân Đồng Nai rất quan tâm và ủng hộ các chương trình xây dựng cánh đồng lớn với chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ do tỉnh triển khai. Trong đó, vấn đề đầu ra cho nông sản, mức giá trần trong bao tiêu sản phẩm luôn là nội dung được quan tâm hàng đầu.

Thực tế, đa số các doanh nghiệp (DN) tham gia trong chuỗi liên kết với vai trò tiêu thụ nông sản lại chưa có lời giải cụ thể cho vấn đề này với lý giải mặt hàng nông sản luôn biến động rất bất thường.

Bà Nguyễn Thị Cát Tiên, Phó chủ tịch UBND huyện Xuân Lộc, cho biết: “Huyện được chọn là điểm thực hiện nhiều mô hình chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ, như: cây điều, xoài, ca cao, cà phê...

Các DN đã về địa phương triển khai dự án nhưng đa số vẫn dừng lại ở việc giới thiệu mô hình mà chưa thực hiện hợp đồng cụ thể trong vấn đề bao tiêu, đầu tư để nông dân yên tâm triển khai. Nông dân, địa phương đã sẵn sàng để thực hiện sản xuất theo quy mô cánh đồng lớn, vấn đề mấu chốt hiện nay là kết nối khâu tiêu thụ”.

Theo ông Lâm Văn Nghĩa, Bí thư Huyện ủy huyện Vĩnh Cửu, địa phương có nhiều lợi thế để phát triển vùng nguyên liệu mía. “Không ai tính giỏi hơn người nông dân về hiệu quả sản xuất. Quan trọng nhất của việc liên kết giữa DN và nông dân vẫn là đầu ra cho nông sản.

Tuy vấn đề giá phải tuân theo quy luật thị trường, nhưng DN cần cam kết mức giá sàn thấp nhất; cam kết về thời điểm thu mua; cần công khai, minh bạch về vấn đề tính chữ đường…” - ông Nghĩa nói.

* Tìm lợi thế cạnh tranh

Ông Nguyễn Văn Thiết, Trưởng đại diện UTZ Certified (chương trình chứng nhận toàn cầu sản xuất nông nghiệp có trách nhiệm) tại Việt Nam, nhận xét diện tích trồng trà của Việt Nam rất lớn nhưng thế giới hầu như chưa biết đến hoặc không đánh giá cao chất lượng trà Việt.

Sản xuất trà an toàn theo chuẩn toàn cầu nói riêng và cho nông sản nói chung là bước chuẩn bị quan trọng để xây dựng uy tín thương hiệu cho nông sản Việt vào thị trường quốc tế. Tuy nhiên, chi phí đầu tư vào sản xuất và để có được các chứng nhận quốc tế này là không nhỏ, DN cần có chiến lược xây dựng lộ trình thực hiện căn cứ theo nhu cầu của thị trường.

Ông Đỗ Hải, một trong những khách hàng lớn của Nhà máy đường Biên Hòa - Trị An là nông dân thực hiện mô hình trồng mía với diện tích lớn, ứng dụng cơ giới hóa nên giảm được 50% chi phí đầu tư so với cách làm thủ công truyền thống, cho rằng: “Không phải cây tiêu cho giá trị cao là đổ xô vào làm mà nông dân phải căn cứ vào điều kiện đất, khí hậu... để chọn cây trồng phù hợp.

Bước vào hội nhập, việc so sánh về lợi thế cạnh tranh của cây trồng không chỉ dừng lại ở quy mô địa phương, một nước mà phải tính rộng ra toàn cầu. Cụ thể, Đài Loan đã bỏ cây mía vì nhận thấy họ không nhiều lợi thế cạnh tranh so với các vùng lãnh thổ khác”.


Related news

Vỡ Mộng Cao Su 10 Năm Không Cho Mủ Vỡ Mộng Cao Su 10 Năm Không Cho Mủ

Những năm gần đây, cây cao su ở tỉnh Đăk Nông đã và đang mang lại thu nhập khá ổn định cho bà con nông dân. Với giá như hiện nay, một héc ta cho thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi năm. Do đó, phong trào trồng cao su tiểu điền đã và đang phát triển một cách ồ ạt

Friday. May 27th, 2011
Nuôi Gà Ji DABACO Hiệu Quả Cao Nuôi Gà Ji DABACO Hiệu Quả Cao

Thôn Tân Kỳ, xã Đồng Tâm, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang vốn là nông trường cam Bố Hạ ngày trước. Do giống cam Bố Hạ bị thoái hoá và do đổi mới cơ chế, nông trường giải thể, đất đai giao cho công nhân quản lý, đất trồng cam ngày trước nay được trồng vải thiều. Nếu chỉ dựa vào nguồn thu từ vải thiều thì kinh tế các hộ hạn chế, những năm gần đây nhiều gia đình đã nuôi gà màu chăn thả dưới tán cây vải cho thu nhập khá, đời sống được nâng cao.

Friday. March 9th, 2012
Sống Nhờ Cơn Lũ Dữ Ở Đồng Bằng Cửu Long Sống Nhờ Cơn Lũ Dữ Ở Đồng Bằng Cửu Long

Lũ miền Tây những ngày qua lên cao làm vỡ đê, ngập nhà, úng hoa màu; nhưng cũng mang lại sản vật dồi dào. Đây là mùa người đồng bằng hái bông điên điển, bứt bông súng, thả lưới cá... kiếm tiền triệu mỗi ngày

Sunday. October 9th, 2011
Ngư Dân Điêu Đứng Vì Hàng Trăm Tấn Cá Lăn Ra Chết Ngư Dân Điêu Đứng Vì Hàng Trăm Tấn Cá Lăn Ra Chết

Gần 100 hộ nuôi cá lồng tại đầm Lập An ở thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, không dám tin vào mắt mình khi chỉ trong hơn 1 ngày, toàn bộ số cá nuôi trong lồng có giá trị cao đang gần đến kỳ thu hoạch của họ đã chết sạch

Saturday. October 1st, 2011
Cá Trê Vàng “Hốt Bạc” Cá Trê Vàng “Hốt Bạc”

Sau khi thất bại với con cá rô đầu vuông, anh Phan Văn Khiêm, ở ấp Hòa Bình, thị trấn Kinh Cùng, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang chọn nuôi cá trê vàng và bước đầu đã mang lại hiệu quả

Monday. October 10th, 2011