Đầu ra cho trái vải vẫn loay hoay

Câu chuyện tìm đầu ra cho trái vải vẫn còn loay hoay vì các khâu từ sản xuất đến bảo quản sau thu hoạch… chưa được làm chuyên nghiệp. Địa phương chưa có giải pháp rõ ràng, đơn vị phân phối dù nỗ lực nhưng vẫn còn gặp khó khăn.
Đại diện một hệ thống siêu thị cho biết vấn đề bảo quản rất quan trọng. Hiện nay khi nhập hàng, siêu thị phải bán hết trong ngày, thậm chí chưa tới một ngày. Nếu nhập hàng buổi sáng đến 2-3 giờ chiều phải giảm giá đẩy hàng ra để sáng hôm sau nhập tiếp hàng mới vào. Nếu có giải pháp để bảo quản trái vải được trong năm ngày thì số lượng tiêu thụ sẽ cao. Giải pháp tự tổ chức thu mua tại vùng nguyên liệu chỉ có những thương nhân lớn có lượng hàng tiêu thụ trăm ngàn tấn mỗi ngày mới có thể thực hiện được.
Một số ý kiến cho rằng chi phí vận chuyển và bảo quản đã làm cho trái vải khi đến tay người tiêu dùng thành phố cũng đội giá lên cao.
Ông Nguyễn Anh Cương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương, cho biết buổi gặp gỡ hôm nay chỉ là bước chuẩn bị thông tin. Vào ngày 2-6 sẽ có thêm buổi hội thảo nữa để người trồng vải, người tiêu thụ gặp nhau. Đây là giải pháp trước mắt nhưng cần thiết. Theo thống kê, xuất khẩu vải sang thị trường Trung Quốc là chính, chiếm 25% còn lại cơ bản là tiêu thụ trong nước. Tỉnh xác định thị trường trong nước là quan trọng, chiếm tỉ trọng lớn, đầu mối là phía Nam nên chọn TP.HCM cùng các sở, ngành xúc tiến tiêu thụ trái vải.
Related news

Khoảng 20% sản lượng cá tra Việt Nam đạt tiêu chuẩn ASC; đến năm 2020, cam kết 70% lượng cá hồi được sản xuất với tiêu chuẩn ASC; 90% tổng sản lượng tôm nuôi Belize đạt chứng nhận ASC; cam kết tất cả thủy sản nuôi phục vụ trong Rio 2016 Olympic Games phải được chứng nhận ASC là những thành công mà ASC đã làm được trong 5 năm qua.

Dự kiến nhu cầu thủy sản toàn cầu sẽ tăng, tiềm năng tăng trưởng trong nuôi trồng thủy sản tăng. Do đó, nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ và vừa sẽ cơ hội đầu tư lớn. Ngân hàng Thế giới ước tính rằng vào năm 2030, sẽ thiếu hụt khoảng 50 triệu tấn thủy sản và thủy sản nuôi sẽ chiếm 62% tổng sản lượng thủy sản.

Giá tôm nguyên liệu hiện nay thấp nhất kể từ đầu năm 2015. Ông Ngô Thanh Lĩnh, Phó trưởng Phòng Kế hoạch, Sở NN&PTNT, cho biết, hiện tôm sú loại 20 con/kg giá 250.000 đồng/kg, loại 30 con/kg giá 180.000 đồng/kg, giảm bình quân 30.000 đồng/kg so với tháng trước và giảm gần 50.000 đồng so với đầu năm 2015.

Ban Quản lý dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững Phú Yên và các cơ quan chức năng ở huyện Tuy An vừa thả nuôi sò huyết giống tại khu vực đầm Ô Loan. Đây là một trong hai mô hình nằm trong dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững 2015 được thực hiện trên địa bàn huyện.

Nhằm khắc phục những hạn chế, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật thâm canh, nâng cao hiệu quả nghề nuôi tôm nước lợ phục vụ chế biến xuất khẩu, Tiền Giang đang đưa vào áp dụng thành công một số mô hình mới: Nuôi tôm sú kết hợp tôm thẻ, nuôi tôm thẻ kết hợp cá rô phi, tôm + lúa... tại các vùng nuôi trọng điểm ven biển Gò Công.