Đào Trung Quốc đội lốt đào Sa Pa

Những ngày này, đi khắp các chợ và dọc các tuyến đường của TP.HCM như: Điện Biên Phủ, Phan Xích Long, Cộng Hòa… nơi nào cũng xuất hiện rất nhiều sạp bán đào được người bán quảng cáo là đào của Sa Pa.
Theo quan sát của PV thì đào được bán tại những sạp ở đây khá to, chín mọng, trơn tru, bóng lộn màu phớt hồng rất bắt mắt, đặc biệt mỗi quả có trọng lượng khoảng 150 - 200g, được bán với giá từ 25.000 – 30.000 đồng/kg.
Những người bán mặt hàng trái cây này cho biết, đây là loại đào tiên được nhập từ tận Sa Pa để đưa vào TP.HCM tiêu thụ. Với nhiều tên gọi như đào Sa Pa, đào Hà Nội, đào Tiên...
Anh Thắng - chủ sạp bán dạo đào trên đường Cộng Hòa cho biết, đa phần khách rất thích loại đào này bởi vị ngon, ngọt, thanh mát và quan trọng nhất những quả đào khá đẹp mã.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu, tất cả các điểm bán đào được mời chào là đào Sa Pa hiện nay thực chất là đào Trung Quốc. Anh Huỳnh Hùng – chủ vựa trái cây Phượng Hùng, chợ đầu mối nông sản Thủ Đức thừa nhận, mỗi ngày vựa trái cây của anh nhập về trên dưới chục tấn đào trái từ các tỉnh, thành của Trung Quốc, thông qua chợ Đầu mối nông sản Thủ Đức để phân phối, tiêu thụ tại thị trường TP.HCM.
Theo anh Hùng, việc vựa kinh doanh trái cây của anh nhập trái đào tươi từ Trung Quốc đưa vào tiêu thụ tại thị trường phía Nam là việc hết sức bình thường.
“Chúng tôi nhập và xuất hàng hóa đều có hóa đơn chứng từ, ghi rõ nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc, chẳng nhập nhằng một điều gì cả. Việc các đại lí, sạp kinh doanh trái cây khi nhập đào về rồi treo biển mời chào “đào Sa Pa” là chiêu trò trong kinh doanh của họ”, anh Hùng nói.
Đào Trung Quốc được thương lái nhập về chợ đầu mối, đóng trong thùng giấy khoảng 10 kg/thùng. Người bán ở chợ thông báo rõ là đào Trung Quốc, được bán với giá sỉ khoảng 18.000 - 20.000 đồng/kg. Nhưng đào về các chợ, điểm bán lẻ đã được “sơ lọc” đựng trong khay nhựa, đổ đống bán với mác “đào Sa Pa”.
Trong khi đào Sa Pa “xịn” đã có giá tại vườn trên dưới 25.000 đồng/kg thì khi nhập vào TP.HCM không thể có giá bán sỉ như tại chợ được.
Related news

Các DN sản xuất mía đường ở khu vực ĐBSCL đang đẩy mạnh liên kết theo chuỗi với nông dân để ổn định vùng nguyên liệu trước các tác động của biến đổi khí hậu và áp lực cạnh tranh từ đường nhập lậu.

Mới đây, tại Quảng Bình, TTKNQG đã phối hợp Sở NNPTNT tỉnh Quảng Bình tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề “Phát triển bền vững nuôi tôm trên cát theo hướng an toàn dịch bệnh”.

Những năm trở lại đây, cây na đã khẳng định được là một trong những loại cây ăn quả đem lại giá trị kinh tế cao của huyện Chi Lăng, Lạn Sơn.

Từ chỗ nuôi nhỏ lẻ 1 - 2 đàn ong, rồi tự học hỏi, rút kinh nghiệm, đến nay, ông Phan Sỹ Quyền ở xã Lĩnh Sơn (Anh Sơn - Nghệ An) thu nhập trên 100 triệu đồng/năm từ nghề này.

Sau hơn 1 năm thử nghiệm, mô hình nuôi lươn đồng thương phẩm bằng con giống nhân tạo, thuộc dự án “Ứng dụng kỹ thuật sản xuất giống và phát triển mô hình nuôi thương phẩm lươn đồng, giai đoạn 2014-2016”, do bà Nguyễn Thị Thùy Lam, Chi cục phó Chi cục Thủy sản Hậu Giang, làm chủ nhiệm đã khẳng định được hiệu quả tích cực bước đầu, hứa hẹn nhiều triển vọng.