Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Từ Mô Hình Kinh Tế Tổng Hợp

Hiệu Quả Từ Mô Hình Kinh Tế Tổng Hợp
Publish date: Wednesday. October 22nd, 2014

Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện, ở Gio Linh (Quảng Trị) hiện có gần 100 trang trại, gia trại ở vùng gò đồi gồm các xã như Gio An, Gio Hoà, Hải Thái, Linh Hải…Đây là những trang trại cao su, lâm nghiệp kết hợp chăn nuôi có thu nhập trên 200 triệu đồng/năm. Điều quan trọng là đã hình thành nên những vùng sản xuất hàng hoá mang tính tập trung nhằm khai thác hết tiềm năng lợi thế vùng gò đồi.

Nhờ vào lợi thế về địa hình có tầng địa chất phù hợp cho phát triển lâm nghiệp, xây dựng các mô hình vườn đồi, vườn rừng kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm nên nhiều hộ dân đã khai thác hết tiềm năng lợi thế hình thành nên vùng kinh tế có cơ cấu cây trồng, con nuôi phù hợp.

Để nâng cao hiệu quả về chăn nuôi, huyện Gio Linh đã tích cực triển khai chương trình sind hóa đàn bò. Bắt đầu từ năm 2011 đến nay, mỗi năm trên địa bàn huyện tiến hành phối giống được từ 200-300 con, nhờ vậy tỉ lệ đàn bò lai tăng từ 11,6% năm 2010 lên 26,3% năm 2013.

Theo đó đàn bò phát triển ổn định qua hàng năm từ 9.000 con. Đến nay toàn huyện có trên 9.015 con bò lai được chăn nuôi hầu hết trên vùng gò đồi lồng ghép cùng mô hình vườn đồi, vườn rừng.

Bên cạnh việc tăng cường chất lượng đàn bò bằng giống bò lai mang lại hiệu quả kinh tế cao thì công tác thú y, phòng chống dịch bệnh đã được quản lý chặt chẽ. Nhờ tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác quy hoạch phát triển chăn nuôi gia súc nói chung nên đã góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân ở vùng gò đồi.

Hiện nay ở các xã vùng gò đồi Tây Gio Linh như Gio Hoà, Linh Hải, Gio An, Gio Sơn, Hải Thái, Trung Sơn đã tận dụng đập thủy lợi, hồ tự nhiên nuôi thả hàng trăm héc ta cá nước ngọt. Tận dụng lợi thế đồng cỏ nhiều hộ dân đã phát triển chăn nuôi trâu bò, dê đàn cho thu nhập từ 125-350 triệu đồng/năm như ông Ngô Thành, Dương Cường (Gio Hoà), Nguyễn Tăng, Lê Truồi (Linh Hải), Trần Giao (Gio An), Nguyễn Thành Đồng, Hoàng Cương (Hải Thái).

Một trong những trang trại điển hình trên vùng đất Tây Gio Linh là trang trại cao su kết hợp chăn nuôi bò của ông Võ Viết Cương, với diện tích 8 ha cao su cho nguồn thu trên 2 tỷ đồng/năm cùng với đàn bò hơn 30 con. Chuồng trại chăn nuôi được ông dựng ngay giữa vườn cao su nên hàng ngày không phải mất công chăn dắt mà còn tận dụng được nguồn phân chuồng dồi dào để bón cho cao su.

Nhờ vào lợi thế về đất đai và đồng cỏ nên Vĩnh Trường là một trong những xã đang phát triển mạnh trồng rừng và chăn nuôi gia súc. Toàn xã hiện có 173 hộ với 673 nhân khẩu, trong đó người đồng bào Vân Kiều chiếm 92% dân số. Hiện nay cơ cấu kinh tế chủ yếu của xã là nông-lâm nghiệp kết hợp chăn nuôi.

Toàn xã Vĩnh Trường hiện có 123 ha cao su, hơn 120 ha tràm và trên 150 ha cây lương thực, tổng đàn gia súc trên 500 con được chăn nuôi theo quy trình khép kín. Ngoài Vĩnh Trường, Linh Thượng thì hầu hết các xã ở vùng gò đồi Tây Gio Linh, người dân đã tận dụng lợi thế đất đai và đồng cỏ để xây dựng các mô hình kinh tế tổng hợp.

Anh Nguyễn Văn Toàn, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện Gio Linh cho biết: “Từ hiệu quả của các mô hình kinh tế trang trại tổng hợp, huyện Gio Linh nhận thấy cần phải đẩy mạnh hơn nữa các mô hình chăn nuôi theo hướng hiện đại.

Theo đó, UBND huyện đã xây dựng Đề án “Tiếp tục phát triển đàn bò theo hướng Zebu hóa trên địa bàn huyện Gio Linh giai đoạn 2014-2015, định hướng đến năm 2020” với mục tiêu đẩy mạnh công tác cải tạo đàn bò theo hướng Zebu hóa bằng thụ tinh nhân tạo.

Phấn đấu đến năm 2015, đàn bò có khoảng 1.000 con (tỉ lệ bò lai Zebu 30%) và đến năm 2020 đàn bò có khoảng 12.000 con (tỉ lệ bò lai Zebu là 50%); đưa tỉ trọng ngành chăn nuôi trong ngành nông nghiệp đến năm 2020 chiếm 47% trong cơ cấu kinh tế của huyện”.

Hiện nay nhiều mô hình kinh tế trang trại, gia trại tổng hợp đang chứng tỏ sự hiệu quả kinh tế vượt trội trong lĩnh vực nông nghiệp ở Gio Linh trên vùng gò đồi. Qua những mô hình kinh tế trang trại, gia trại kết hợp mô hình RVAC, VAC, VAR…ở các địa phương đã góp phần đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo nền tảng vững chắc thúc đẩy huyện Gio Linh phát triển.


Related news

Nông Dân Đang Nông Dân Đang "Kết" Với Cây Khoai Lang

Tại một số địa phương chuyên canh về cây lúa của huyện Krông Ana (Dak Lak), hiện người dân đã chuyển đổi một phần diện tích lúa sang trồng khoai lang với lý do: lợi nhuận sau khi trừ chi phí cao hơn hẳn trồng lúa…

Thursday. March 6th, 2014
Thanh Long Bén Rễ Trên Vùng Đất Mới Thanh Long Bén Rễ Trên Vùng Đất Mới

Từ lâu, thanh long là loại cây đặc sản có giá trị kinh tế cao, được trồng tập trung ở huyện Chợ Gạo. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, trên địa bàn huyện Tân Phước (Tiền Giang), bên cạnh cây khóm và khoai mỡ, cây thanh long cũng đã bén rễ ở vùng đất mới này.

Thursday. March 6th, 2014
Diện Tích Dưa Hấu Tăng Cao Diện Tích Dưa Hấu Tăng Cao

Năm 2013, trên địa bàn huyện Krông Bông (Dak Lak) chỉ gieo trồng hơn 40 ha dưa hấu, do thời tiết thuận lợi, dưa hấu đạt năng suất cao, bên cạnh đó giá bán ra thị trường khá cao từ 7.000-8.000 đồng/kg, tính bình quân người nông dân trồng dưa hấu thu lãi từ 200 – 250 triệu đồng/ha.

Thursday. March 6th, 2014
Người Trồng Mía Năm Nay Thấy Người Trồng Mía Năm Nay Thấy "Đắng" Vì Các Chi Phí Đầu Tư Tăng Cao, Trong Khi Năng Suất, Giá Mía Thu Mua Lại Thấp

Niên vụ mía 2013 - 2014, tại Khánh Hòa đã bắt đầu bước vào vụ thu hoạch rộ. Song người trồng mía năm nay thấy "đắng" vì các chi phí đầu tư tăng cao, trong khi năng suất, giá mía thu mua lại thấp nên không có lãi mấy.

Thursday. March 6th, 2014
Tránh Vỏ Dưa, Gặp Vỏ Dừa? Tránh Vỏ Dưa, Gặp Vỏ Dừa?

Từ việc trồng mía kém hiệu quả, nhiều nông dân ở các xã như Hiệp Hưng, Long Thạnh, Tân Phước Hưng (Phụng Hiệp, Hậu Giang) đã chuyển đổi từ trồng mía sang trồng cây sương sáo.

Thursday. March 6th, 2014