Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa giống lúa Hậu Giang 2 cho tỉnh Hậu Giang
Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã hoàn thành các nội dung công việc sau: Chọn điểm để nhân giống lúa tại Hợp tác xã nhân giống ấp 4, thị trấn Long Mỹ, huyện Long Mỹ; nhân dòng và thử nghiệm ở quy mô đồng ruộng 20ha; thiết lập 90 chỉ tiêu liên quan với đăng ký giống; đăng ký khảo nghiệm cho giống lúa liên tục 2 năm tại Trung tâm vùng Nam bộ - Trung tâm khảo nghiệm giống sản phẩm cây trồng quốc gia để đánh giá tính khác biệt so với giống tương tự nhất, tính đồng nhất, tính ổn định của giống Hậu Giang 2 đăng ký Cục Sở hữu trí tuệ về nhãn hàng hóa; quảng bá nhãn hiệu hàng hóa cho giống lúa Hậu Giang 2.
Tuy nhiên, do đề tài thực hiện khá lâu, phải gia hạn nhiều lần do nguyên nhân khách quan nên ảnh hưởng đến việc ứng dụng và nhân rộng giống lúa này. Kết quả, Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh đã thống nhất chấm đạt cho kết quả nghiên cứu của đề tài vì tính cần thiết và định hướng của tỉnh sắp tới là tiếp tục phục tráng giống này để tránh tình trạng bị thoái hóa, quảng bá thương hiệu lúa Hậu Giang 2, đặc sản của tỉnh nhà.
Related news
Phát huy lợi thế về ao, hồ, sông, suối và lòng hồ thủy điện trên địa bàn, huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) đã phát triển diện tích nuôi cá nước ngọt toàn huyện lên 325 ha.
Từ năm 2008 đến nay, tôm thẻ chân trắng được các hộ nuôi chọn làm chủ lực thay thế con tôm sú trên diện tích nước mặn lợ của các địa phương ven biển. Đến nay, diện tích nuôi đã vượt con số 1.300 ha/vụ. Tuy nhiên, liên tiếp trong những năm qua, dịch bệnh xảy ra, làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng khiến nhiều hộ nuôi tôm lao đao.
Hiện nay, người nuôi tôm Sóc Trăng đã thả nuôi gần 31.000 ha tôm nước lợ, tương đương 7,9 tỉ con giống, đạt 69% kế hoạch. Tuy nhiên đã có 7.400 ha bị thiệt hại, tương đương 1,5 tỉ con giống, chiếm 24% diện tích thả nuôi.
Thời tiết từ đầu vụ đến nay khá thuận lợi, cộng thêm ngư cụ được cải hoán, nâng cấp khá hiện đại là những yếu tố quan trọng cho vụ cá Nam thắng lợi.
Cuối tháng 7-2015, giá bán cá tra vẫn tiệm cận với giá thành. Người nuôi cá ở ĐBSCL vẫn đang lo lắng. Tình trạng này đã kéo dài hơn 10 năm qua. Thế nhưng việc Hiệp hội Cá tra Việt Nam bước đầu “lập được bản đồ nuôi cá tra” ở ĐBSCL đang mở ra hướng phát triển căn cơ cho nghề nuôi cá.