Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đắk Nông: Đẩy Mạnh Công Tác Khuyến Nông Ca Cao

Đắk Nông: Đẩy Mạnh Công Tác Khuyến Nông Ca Cao
Publish date: Thursday. June 23rd, 2011

Những năm gần đây, cây ca cao ngày càng được nhiều nông dân ở Đắk Nông chọn lựa. Đến cuối năm 2010, tổng diện tích ca cao trên địa bàn đạt khoảng 650ha, tăng 177ha so với năm 2009. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, chuyển giao các giống ca cao mới và biện pháp thâm canh đã và đang được Trung tâm Khuyến nông tỉnh chú trọng.

Từ năm 2004-2010, Trung tâm đã hướng dẫn nông dân trồng 108ha ca cao, đã có 78ha cho thu hoạch, năng suất bình quân 1,5 - 2 tấn nhân/ha. Trung tâm cũng đã xây dựng 17.500 tờ bướm về trồng, chăm sóc ca cao phát cho bà con; tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn, tham quan cho hàng trăm lượt người...

Hiện, giống ca cao được trồng ở Đắk Nông chủ yếu là dòng TD, có sức sống khoẻ, năng suất cao, cho thu hoạch sớm, hạt to. Cây giống chủ yếu là cây ghép nên tỷ lệ nhân giống cao, chất lượng hạt tốt, nhanh cho thu hoạch.

Ngoài việc quan tâm phát triển và nghiên cứu các bộ giống, Trung tâm Khuyến nông tỉnh còn tích cực hướng dẫn bà con áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật, nhất là biện pháp thâm canh nhằm đạt năng suất, chất lượng cao. Cụ thể, về phân bón, bên cạnh bón đủ phân cho ca cao theo quy trình cần sử dụng phân hữu cơ, vi sinh, phân xanh. Một số nơi đã áp dụng thành công mô hình trồng ca cao hữu cơ như Nông trường Đức Lập (huyện Đắk Mil).

Về nước tưới, tận dụng khai thác các nguồn nước tự nhiên (hồ, đập nhỏ, giếng khoan...), tưới theo hình thức tiết kiệm nước, áp dụng các biện pháp giữ ẩm cho ca cao như trồng xen cây họ Đậu để cải tạo và giữ ẩm đất, tủ gốc vào mùa khô.

Về phòng trừ sâu bệnh, áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đối với cây ca cao để đảm bảo hiệu quả và an toàn.

Mô hình thâm canh ca cao đã giúp bà con dần thay đổi tập quán canh tác lạc hậu bằng kỹ thuật sản xuất ca cao tiên tiến (giống tốt, thâm canh tổng hợp, tưới nước tiết kiệm, sử dụng phân bón sinh học...), hiện đang được Trung tâm Khuyến nông Đắk Nông áp dụng rộng rãi, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đem lại thu nhập cao cho nông dân


Related news

Xây dựng mô hình canh tác lúa chịu ngập úng, nhiễm mặn ở huyện Phù Cát (Bình Định) Xây dựng mô hình canh tác lúa chịu ngập úng, nhiễm mặn ở huyện Phù Cát (Bình Định)

Với sự hỗ trợ kinh phí của Quỹ Môi trường toàn cầu Chương trình tài trợ các dự án nhỏ tại Việt Nam, vụ Ðông - Xuân 2014 - 2015 lần đầu tiên 88 hộ dân ở xã Cát Tiến và Cát Chánh (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) triển khai mô hình thâm canh lúa chống chịu ngập úng và nhiễm mặn.

Tuesday. April 21st, 2015
Hái ra tiền nhờ nuôi bồ câu Hái ra tiền nhờ nuôi bồ câu

Ít ai ngờ giữa cánh đồng nắng cháy ở thôn Hiệp Thanh, xã Cam Thịnh Đông (TP. Cam Ranh, Khánh Hòa) lại có một cơ sở nuôi chim bồ câu với số lượng hơn 2.000 con. Chủ nhân của cơ sở này mỗi tháng thu nhập vài chục triệu đồng mà không cần tốn nhiều công sức…

Tuesday. April 21st, 2015
Nuôi heo làm giàu Nuôi heo làm giàu

Trong khi nhiều địa phương đang lựa chọn trồng cây gì, nuôi con gì mang lại giá trị kinh tế cao thì phường Hương Vân, TX Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, đã “mặc định” mô hình nuôi heo là hướng làm giàu cho người dân địa phương.

Tuesday. April 21st, 2015
Làm giàu từ mô hình chăn nuôi kết hợp Làm giàu từ mô hình chăn nuôi kết hợp

Cần cù, chịu khó, ham học hỏi và biết cách ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào chăn nuôi là bí quyết thành công của chị Nguyễn Thị Yến ở xã An Điền, TX.Bến Cát, tỉnh Bình Dương trong việc xây dựng mô hình chăn nuôi kết hợp.

Tuesday. April 21st, 2015
470 trang trại được cấp phép nuôi động vật hoang dã 470 trang trại được cấp phép nuôi động vật hoang dã

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa rà soát, kiểm tra các cá nhân, tập thể, hộ gia đình có trang trại động vật hoang dã trên địa bàn toàn tỉnh Thanh Hóa. Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã cấp giấy phép chứng nhận đăng ký nuôi cho 470 trang trại với 15.615 cá thể động vật hoang dã.

Tuesday. April 21st, 2015