Anh Nguyễn Đức Minh, Bám Nước Làm Giàu
Nông dân Nguyễn Đức Minh, 48 tuổi, kiên trì bám “nước” làm giàu trở thành điển hình tiêu biểu trong phong trào thi đua yêu nước ở xã Hộ Hải, huyện Ninh Hải.
Bằng tinh thần nỗ lực lao động sáng tạo, anh đã đưa diện tích ao đìa rộng 1,6 ha trở thành vùng nước bạc đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, bảo đảm cuộc sống gia đình thịnh vượng, góp phần xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Vùng đìa của gia đình Nguyễn Đức Minh nằm ven Đầm Nại, cách trung tâm xã Hộ Hải khoảng hai cây số về hướng Đông. Chúng tôi được anh Bùi Hồng Đức, Bí thư Chi bộ thôn Gò Gũ nhiệt tình dẫn đường đưa đến gia trại của người nông dân sản xuất giỏi tiêu biểu xã Hộ Hải.
Trên gò đất rộng khoảng 300 m2 được anh Minh xây dựng mô hình chăn nuôi đa dạng giống loài: 3 con bò nái, 1 con heo nái và 10 con heo thịt, 100 con gà chuyên trứng, 200 cặp bồ câu. Mặt nước đìa đang được anh thả nuôi 800 ngàn con ốc hương giống trên diện tích 3.000 m3 mặt nước. Sau 3 tháng chăm sóc chu đáo, ốc hương sinh trưởng tốt. Anh vừa thu hoạch 3 sào ốc hương bán được 315 triệu đồng, trừ hết chi phí đầu tư còn lãi ròng trên 100 triệu đồng.
Anh Nguyễn Đức Minh là nông dân đầu tiên ở xã Hộ Hải mạnh dạn đầu tư chuyển đổi từ nuôi tôm thẻ chân trắng sang nuôi ốc hương đem lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình kinh tế hộ của anh được chính quyền địa phương vận động bà con nông dân học tập làm theo.
Chúng tôi gặp Nguyễn Đức Minh tất bật với công việc gia trại, anh vừa cho đàn heo ăn, vừa kiểm tra “sức khỏe” đàn ốc hương sắp vào mùa thu hoạch, vừa hướng dẫn xe bò chở rơm vô gia trại làm thức ăn dự trữ cho bò. Sau khi lo xong việc gia trại, anh pha trà thư thả trao đổi về câu chuyện quyết tâm bám “nước” làm giàu của gia đình. Khuôn mặt sạm nắng, anh có cách nói chuyện “phát một” rất ấn tượng. Buổi đầu khởi nghiệp nghề ao đìa, anh nuôi tôm sú thắng lợi được vài vụ.
Sau đó do môi trường nước ô nhiễm nên liên tục thua lỗ, anh đành bán 2 căn nhà ở Hộ Diêm thanh toán nợ nần. Thất bại từ đìa, vợ chồng anh quyết tâm vượt khó vươn lên khôi phục kinh tế gia đình từ đìa. Năm 2003, anh xây dựng chuồng trại nuôi 10 con heo nái và 80 con heo thịt. Hàng ngày, anh xuống đìa bắt ghẹ bán cho các nhà hàng lấy tiền mua cám cho heo.
Và anh sáng tạo vớt rau câu ở Đầm Nại nấu cho heo ăn mau lớn, ít bệnh tật. Anh làm hầm bioga xử lý chất thải chăn nuôi làm chất đốt nấu thức ăn cho đàn gia súc, gia cầm. Khi nuôi heo và gà có thu nhập ổn định, từ năm 2009 đến nay, anh chuyển sang đầu tư nuôi ốc hương, mỗi năm 1-2 vụ, với diện tích 3- 5 sào. Bí quyết thành công của nghề nuôi ốc hương là phòng tránh bệnh sưng vòi và né mùa mưa lũ là bảo đảm có thu hoạch.
Điều trăn trở của anh Minh hiện nay là việc thi công đắp đê bao Đầm Nại đặt rất ít cống điều tiết nước sẽ gây thiệt hại cho nghề nuôi trồng thủy sản vào mùa mưa. Nước lũ từ thượng nguồn đổ về không thoát kịp sẽ nhấn vùng đìa Hộ Hải chìm trong biển nước. Anh mong muốn Ban quản lý dự án cải tạo Đầm Nại cần nghiên cứu có biện pháp thoát lũ hữu hiệu, giúp nông dân mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống gia đình góp phần xây dựng địa phương giàu mạnh.
Related news
Xã Mường Đăng, huyện Mường Ảng là một trong nhiều địa phương ở tỉnh ta đang chờ phê duyệt Đề án xây dựng Nông thôn mới. Hầu hết các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới xã đều chưa triển khai thực hiện được. Song từ thực tế hiện nay, một số tiêu chí xã có thể triển khai ngay mà không cần đợi phê duyệt, đó là một số mục tiêu trong tiêu chí thứ 17 về xây dựng môi trường nông thôn.
Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng dự báo trong tháng 3/2013 với nhiệt độ ban ngày cao, ban đêm xuống thấp, ẩm độ cao... sẽ dễ xuất hiện bệnh rụng lá và bệnh phấn trắng trên hầu hết diện tích cao su của tỉnh Lâm Đồng và có nguy cơ phát triển thành dịch. “Thủ phạm” chính gây bệnh được xác định là do nấm Oidium Haver Hypomyces.
Trước nguy cơ cây xạ đen bị khai thác cạn kiệt ở những khu rừng già, trong xu hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sau nhiều năm canh tác trên các thửa ruộng khô nước, ông Sơn quyết định làm lễ "kết duyên" cây xạ đen với mảnh đất quê mình.
Nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển chăn nuôi con đặc sản, năm 2012, Trung tâm Khuyến nông TP.Hà Nội triển khai thí điểm mô hình nuôi chim trĩ đỏ khoang cổ trên địa bàn huyện Đan Phượng.
Trạm Bảo vệ thực vật Tp. Phan Thiết vừa tổ chức lớp tập huấn về phòng trừ ruồi đục trên quả thanh long cho 50 nông dân trên địa bàn xã Tiến Lợi, Tp. Phan Thiết.