Tăng cường công tác phòng, chống bệnh trên tôm nuôi
Cụ thể, tại huyện Đông Hòa có 28ha tôm nuôi bị bệnh, Tuy An 11,5ha và TX Sông Cầu 0,5ha. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do thời tiết khắc nghiệt, con giống phần lớn chưa qua kiểm dịch, môi trường nuôi bị ô nhiễm, người nuôi chưa tuân thủ quy trình kỹ thuật…
Trước tình hình này, ngành chức năng đang hướng dẫn người nuôi tôm đóng cống hồ có tôm bị bệnh và xử lý bằng Chlorine, tiếp tục theo dõi nhằm không để dịch bệnh lây lan sang diện rộng.
Như vậy, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có hơn 355ha tôm nuôi bị dịch bệnh; nhiều nhất là huyện Đông Hòa với khoảng 200ha tôm bị bệnh, Tuy An hơn 108ha, TX Sông Cầu hơn 47ha, trong đó có 78ha tôm bị mất trắng, gây thiệt hại kinh tế cho người dân.
Liên quan đến tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi, UBND tỉnh vừa chỉ đạo ngành Nông nghiệp và các địa phương có nuôi tôm báo cáo công tác thú y thủy sản tại địa phương, ngành mình quản lý theo chỉ thị của Bộ NN-PTNT về việc tăng cường phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ.
Trong thời gian tới, ngành Nông nghiệp và các địa phương tăng cường quan trắc cảnh báo môi trường vùng nuôi, giám sát dịch bệnh tại cơ sở sản xuất tôm giống và nuôi tôm xuất khẩu, kiên quyết tiêu hủy lô tôm giống dương tính với bệnh phải công bố dịch, đình chỉ hoạt động và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với cơ sở sản xuất tôm giống vi phạm nhiều lần.
Ngành Nông nghiệp cần bố trí đủ kinh phí để triển khai có hiệu quả kế hoạch phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi năm 2015 và năm 2016, tại các vùng trọng điểm cần bố trí mỗi huyện ít nhất 3 nhân viên, mỗi xã có 1 nhân viên thú y thủy sản; các địa phương chưa chuyển giao nhiệm vụ thú y thủy sản, khẩn trương chuyển giao nguyên trạng nhiệm vụ thú y thủy sản cho ngành Thú y quản lý.
UBND tỉnh cũng chỉ đạo ngành Nông nghiệp sớm đầu tư, nâng cấp phòng thử nghiệm đạt chuẩn theo quy định, sử dụng kít xét nghiệm theo hướng dẫn của Cục Thú y hoặc Tổ chức Thú y thế giới
Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng các loại vật tư trong nuôi tôm và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm an toàn dịch bệnh, không xả thải tôm bệnh, nước từ ao nuôi bị bệnh ra môi trường, sử dụng thuốc thú y theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất và cơ quan chuyên môn.
Related news
Hà Nội sau hợp nhất là một thành phố khổng lồ với 7,14 triệu dân và thường xuyên có trên 2 triệu lao động, học sinh, sinh viên ngoại tỉnh đến cư trú và làm việc. Người ta tính toán, để đáp ứng thực phẩm cho 9 triệu dân đó, mỗi năm Hà Nội cần khoảng 890.000 tấn gạo, 139.000 tấn thịt lợn, 42.000 tấn thịt gà, 900 triệu quả trứng các loại, 54.000 tấn hải sản tươi sống và chế biến, 900.000 tấn rau…
Nâng mực nước ao nuôi từ 1,5 - 2 m nước, tích cực tạo ôxi cho ao nuôi bằng máy quạt nước, máy sục khí hoặc dùng máy bơm bơm ngược lại ao.
Hơn 130 cán bộ, công nhân viên, lực lượng thủy nông của Công ty TNHH một thành viên Khai thác thủy lợi Quảng Nam và chính quyền, nhân dân thôn Đình An cùng tham gia lễ phát động.
Chẳng hạn như: Công ty công nghệ thực phẩm Nhật Hồng, TP Hồ Chí Minh sản xuất lô hàng nước giải khát thanh long ruột đỏ đầu tiên, dạng nước ngọt – si rô không có ga. Bà Lê Thị Tú Anh ở TP. Hồ Chí Minh bỏ gần 10 tỷ đồng làm thanh long sấy chân không cấp đông.
Mỹ, Singapore, Tiểu vương quốc Arập Thống Nhất và Ấn Độ là những thị trường nhập khẩu tiêu lớn nhất nhất của Việt Nam (chiếm 47% thị phần), có mức tăng trưởng mạnh, trong đó thị trường Ấn Độ tăng gấp hơn 2 lần cả về khối lượng và giá trị. Đáng chú ý nhất là thị trường Tây Ban Nha có tốc độ tăng trưởng đột biến với mức tăng gấp hơn 5 lần về khối lượng và gần 8 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.