Đắk Glong Đẩy Mạnh Ứng Dụng Khoa Học Công Nghệ Vào Sản Xuất

Trong những năm qua, hoạt động ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) vào sản xuất trên địa bàn huyện Đắk Glong đã đạt được nhiều kết quả.
Nhiều mô hình, dự án đã được ngành chức năng phối hợp với chính quyền địa phương bám sát nhu cầu thực tiễn sản xuất của người dân để triển khai, nhân rộng. Hoạt động này đã giúp người dân từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập và tạo việc làm ổn định.
Việc chuyển giao khoa học kỹ thuật hiệu quả vào sản xuất phải kể tới các mô hình như đầu tư thâm canh và ghép cải tạo vườn cà phê già cỗi có năng suất thấp (năm 2008-2009); mô hình trồng cây chanh dây (năm 2009-2010); mô hình sản xuất phân hữu cơ sinh học từ vỏ cà phê bằng chế phẩm sinh học (năm 2010)...
Trong năm 2011, huyện đã triển khai nhiệm vụ khoa học "Xây dựng mô hình trồng giống dâu mới và phát triển nuôi tằm ở xã Quảng Khê". Kết quả, mô hình đã góp phần tăng nhanh chu kỳ sản xuất, nâng cao thu nhập cho các hộ dân. Theo đó, bình quân cứ từ 16-18 ngày, con tằm lại cho thu hoạch một lứa kén...
Bên cạnh đó, nhiều hộ dân trên địa bàn cũng đã tự tìm tòi, nghiên cứu và đưa vào trồng thử những giống cây mới, năng suất cao. Đơn cử như hiệu quả mang lại tại vườn ổi của gia đình ông Trần Tấn Tâm ở thôn 8, xã Quảng Khê.
Được biết, năm 2010, nhận thấy sản phẩm ổi không hạt trên thị trường luôn có mức tiêu thụ cao và giá cả ổn định nên gia đình ông Tâm đã đầu tư trồng gần 3 ha. Trong quá trình triển khai thực hiện, nhờ sự giúp đỡ về kỹ thuật chăm sóc, cách bón phân vi sinh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của ngành chức năng nên cây ổi đã được sinh trưởng, phát triển rất tốt.
Hiện nay, 1.600 cây ổi đã cho thu hoạch, với khoảng 30 tấn mỗi năm. Với giá bán khoảng 15.000 đồng/kg thì hàng năm, vườn ổi của gia đình ông cho thu nhập khoảng 450 triệu đồng...
Còn giống Cam mới Cara không hạt có xuất xứ từ Venezuela cũng đã được nhiều người dân mang về trồng tại địa phương. Giống cam này có nhiều ưu điểm nổi bật như quả to, không hạt, thu hoạch quanh năm, quả có màu vàng bắt mắt, dễ bóc vỏ, dễ tách múi, hương thơm, vị ngọt, ruột và nước có màu đỏ thẫm rất đẹp...
Nhờ sự tiên phong trong việc lựa chọn giống cây trồng phù hợp và ứng dụng công nghệ kỹ thuật đồng bộ vào sản xuất nên nhiều hộ gia đình đã có thu nhập cao và vươn lên thoát nghèo bền vững...
Ngoài ra, cùng với việc sản xuất cà phê, hàng năm, trên địa bàn huyện cũng có một số lượng lớn vỏ (khoảng trên 8.000 tấn) không được sử dụng hoặc sử dụng không có hiệu quả, gây lãng phí và ô nhiễm môi trường, vệ sinh nông thôn.
Vì vậy, để giúp người dân có điều kiện đầu tư thâm canh vào sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, huyện cũng đã triển khai mô hình "Sản xuất phân hữu cơ sinh học từ vỏ cà phê bằng chế phẩm sinh học tại xã Quảng Khê" và đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho bà con. Qua đó, nhiều hộ dân đã tiết kiệm được số lượng lớn phân hóa học, giảm được giá thành, sản xuất thân thiện với môi trường và tăng được độ phì nhiêu trong đất...
Trong thời gian tới, để việc ứng dụng những thành tự KH&CN vào sản xuất ngày một hiệu quả, huyện sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức đến với người dân thông qua các mô hình sản xuất mới, các mô hình nông nghiệp chất lượng cao; đồng thời, tích cực hỗ trợ trong lĩnh vực chế biến nông sản, hoa quả, công nghệ sau thu hoạch cho người dân để tạo ra được những sản phẩm hàng hóa tốt, đáp ứng nhu cầu thị trường...
Related news

Với mong muốn nông dân sẽ mạnh dạn hơn trong việc đầu tư mở rộng sản xuất, góp phần với ngành nông nghiệp phát triển bền vững. Mới đây, UBND tỉnh thống nhất việc hỗ trợ giá giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản trên địa bàn tỉnh qua từng năm, kết thúc vào cuối năm 2015...

Phấn đấu đến cuối năm 2013, toàn tỉnh có 7.000 ha thanh long được công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP. Trong đó, cấp chứng nhận mới cho 800 ha và tái cấp chứng nhận khoảng 3.000 ha. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn nông dân đều chưa thấy được lợi ích mà VietGAP mang lại. Do đó, sự tích cực tham gia chương trình VietGAP của không ít bà con đã giảm hơn trước...

Trong đó: Trung ương Hội ủy thác cho 17 hộ nông dân vay 500 triệu đồng đầu tư chăn nuôi lợn nái ở thị trấn Hòa Thuận; Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh ủy thác cho 19 hộ nông dân vay 140 triệu đồng đầu tư chăn nuôi bò tại hai xã: Hồng Đại, Tiên Thành; Quỹ Hỗ trợ nông dân huyện cho 73 hộ nông dân vay phát triển chăn nuôi nuôi trâu, bò, lợn nái, lợn thịt..., với tổng số tiền 519 triệu đồng.

Phía sau câu chuyện nuôi cá bông lau là tâm huyết của các kỹ sư nông nghiệp trẻ cho sự phát triển nghề nuôi trồng thủy sản của quê hương.

Những ngày xuân ấm áp này, ở Hà Nam, bà con nông dân đang tranh thủ xuống đồng, gấp rút chuẩn bị các điều kiện cần thiết để bước vào khung thời vụ gieo cấy. Còn ít ngày nữa mới đến lịch gieo cấy bằng mạ, song hiện nay nhiều địa phương đã triển khai gieo sạ theo phương pháp cải tiến bằng nông cụ sạ hàng.