Đắc Lắc có hơn 100 ha mắc ca nhưng không hiệu quả
Theo UBND tỉnh Đắc Lắc, toàn tỉnh hiện có hơn 110 ha mắc ca, tập trung tại 3 huyện M’Đrắc, Krông Năng và Lăk. Trong đó, có hàng chục ha được các doanh nghiệp và nông dân trồng cách đây hơn 10 năm, sinh trưởng, phát triển tốt, ra hoa nhiều nhưng đậu quả rất ít.
Ông Phạm Ngọc Nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Đắc Lắc đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh cần khuyến cáo và định hướng cụ thể về việc phát triển cây mắc ca ở địa phương, nhằm tránh thiệt hại cho nông dân.
Theo ông Nghị, từ năm 2004 Đắc Lắc đã phát triển cây mắc ca ở ba huyện được cho là có thổ nhưỡng phù hợp với loại cây này. Đến nay, cây mắc ca phát triển tốt, ra hoa rất nhiều, nhưng trái đậu không đáng kể.
Related news
Theo Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tiền Giang, trong khuôn khổ Dự án phát triển ca cao giai đoạn 2010 - 2014, tỉnh đã trồng thêm được 1.100 ha ca cao xen canh dưới tán vườn cây ăn trái, nâng tổng diện tích lên đến 2.400 ha; phấn đấu đến năm 2020, mở rộng diện tích ca cao lên 5.000 ha.
Thời điểm này, nông dân đang thu hoạch, năng suất trung bình hơn 16 tấn/ha. Cơ quan chuyên môn huyện khuyến cáo nông dân tích cực đưa giống khoai tây này sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng và thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác.
Ông Đỗ Văn Tâm, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Bình Định (BDSTAR) - nhà máy đặt tại xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ - cho biết: Nhằm đảm bảo vùng nguyên liệu cho nhà máy hoạt động ổn định, thời gian qua, BDSTAR đã khảo nghiệm các giống mì mới với diện tích 150 ha trên địa bàn xã Cát Lâm (huyện Phù Cát), hai xã Bình Tân và Bình Thuận (huyện Tây Sơn).
Nhờ xuống giống đồng loạt và thường xuyên thăm đồng nên trên diện tích này thiệt hại do rầy nâu và sâu bệnh khác gây ra không đáng kể. Với trà lúa trên, nhiều nông dân địa phương cho biết nếu từ đây đến thu hoạch không xảy ra thiên tai, sâu bệnh bất thường thì năng suất bình quân không dưới 7,5 tấn/ha, kể cả giống lúa Jasmine 85.
Tại hội thảo, nông dân đã trao đổi, học tập kinh nghiệm sản xuất với các hộ trong mô hình, trao đổi trực tiếp với lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp Đồng Tháp Mười về kỹ thuật canh tác, thị trường tiêu thụ của giống lúa ĐTM 126 để yên tâm ứng dụng và sản xuất loại giống triển vọng này trong những vụ tiếp theo.