Đặc Điểm Sinh Học Của Cá Lóc

1. Là loài cá dữ, phàm ăn, tính ăn rộng: Cá nhỏ ăn : giáp xác, chân chèo, ấu trùng bọ gậy, ấu trùng côn trùng, tôm co n, nòng nọc, các loại cá nhỏ khác. Cá trưởng thành ăn tạp: cá, ếch, nhái, tôm...
Chúng ăn mạnh vào mùa hè, khi nhiệt độ giảm xuống dưới 12 o C cá ngừng kiếm ăn. Cá béo vào trước mùa đẻ, cá ở vùng nước lợ béo hơn ở vùng nước ngọt.
2. Sinh sản: Cá 1 - 2 tuổi bắt đầu đẻ trứng, có thể đẻ 5 lần/năm. Sau khi đẻ, cá mẹ bảo vệ cá con khoảng một tháng rồi tiếp tục đẻ lần khác. Mùa đẻ ở miền Bắc vào tháng 5 - 8, tập trung vào tháng 4 - 5.
Cá đẻ ở nơi yên tĩnh, có nhiều cây cỏ thực vật thủy sinh, đẻ vào sáng sớm, sau mỗi trận mưa rào 1 - 2 ngày. Trước lúc đẻ, cá làm tổ hình tròn, đường kính tổ khoảng 40 - 50 cm. Ở nhiệt độ 20 - 35oC sau ba ngày nở thành con. Trong môi trường tự nhiên, sau 3 ngày cá con tiêu hết noãn hoàng, lớn dài 4 - 5 cm bắt đầu tách khỏi đàn sống độc lập.
3. Sinh trưởng: Cá lớn nhanh vào mùa xuân hè. Cá lóc 1 tuổi dài 19 - 39 cm, nặng 100 - 750 g. Cá hai tuổi thân dài 38 - 45 cm, nặng 600 - 1400 g. Cá ba tuổi dài 45 - 59 cm, nặng 1.200 - 2.000 g. Cá có thể sống trên 10 năm dài 67 - 85 cm, nặng 7000 - 8000 g.
Cá thích ở nơi có rong đuôi chó, cỏ dừa, tóc tiên, vì nơi này chúng dễ ẩn mình để rình mồi. Mùa hè thường sống ở trên tầng mặt, mùa đông khi nhiệt độ dưới 8 o C cá thường xuống sâu hơn, ở nhiệt độ 6 o C cá ít hoạt động.
4. Phân biệt cá đực, cá cái:
- Cá đực: thân dài, thon, đầu to, bụng nhỏ rắn chắc, lỗ sinh dục và lỗ hậu môn riêng biệt.
- Cá cái: thân ngắn, đầu nhỏ, bụng to, mềm sệ xuống, lỗ sinh dục to, lồi gần sát lỗ hậu môn.
Related news

Bởi phòng bệnh là tránh đưa mầm bệnh từ bên ngoài vào hệ thống ương nuôi, hoặc ngăn ngừa mầm bệnh phát triển, trị bệnh chỉ là giải pháp tình thế cuối cùng. Về thức ăn phải vệ sinh, tươi, sống; thức ăn công nghiệp phải đầy đủ dinh dưỡng và khoáng chất

Gần đây, phong trào nuôi cá lóc thương phẩm ở Bình Thuận phát triển mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế ổn định cho người dân địa phương. Tuy nhiên, đối với nghề nuôi cá lóc hiện nay, khó khăn lớn nhất là quản lý nguồn nước và nguồn thức ăn cá tạp tươi đảm bảo chất lượng và số lượng

Đến thăm trang trại của chị Phan Thị Vân ở ấp 3 xã Thạnh Trị huyện Đình Đại, nằm bên dòng Ba Lai hiền hòa vào những ngày cuối tháng 7 đã thật sự thu hút tôi bởi màu xanh của cây lá mà trước đó vài năm là một vùng đất cằn cổi không trồng được gì bởi nước mặn. Lối vào đã rợp bóng mát của hàng cây so đủa mà chị trồng để cải tạo đất và lấy lá để nuôi dê. Nhưng điều làm tôi thật sự chú ý lại là những vèo lưới lớn, nhỏ đủ cở được giăng dưới những ao mà trước đây là nơi nuôi cá lóc công nghiệp. Và khi bắt chuyện tôi mới biết đó là những vèo đang nuôi cá lóc chứ không phải là những vèo ươm cá giống như các trại cá khác.

Vì là loài cá dữ chuyên bắt mồi sống nên giai đoạn nuôi thịt không cần bón phân gây màu nước. Trong ao nuôi, ngoài sử dụng các loại cá tạp, cá còn có thể ăn các thức ăn chế biến có hàm lượng đạm cao, lượng cho ăn chiếm từ 5-6% trọng lượng cá

Cá lóc là loài cá sống phổ biến ở đồng ruộng, kênh, rạch, ao, hồ, đầm, tốc độ sinh trưởng nhanh, thích nghi với mọi môi trường nước (đục, tù, nóng) có thể chịu đựng được ở nhiệt độ 39 - 40 o C