Home / Cá nước ngọt / Cá lóc

Cách Quản Lý Chăm Sóc Cá Lóc

Cách Quản Lý Chăm Sóc Cá Lóc
Publish date: Saturday. August 3rd, 2013

Trong chăn nuôi, quản lý chăm sóc vật nuôi là khâu quan trọng. Nếu vật nuôi được quản lý, chăm sóc tốt thì hiệu quả chăn nuôi được nâng cao, và ngược lại. Sau đây là một số nội dung có thể giúp bà con nuôi cá lóc tham khảo, áp dụng trong quá trình nuôi.

Trước tiên, việc có một cuốn sổ tay ghi chép lại lịch cho cá ăn hàng ngày để tuân thủ đúng thời gian cho cá ăn là rất hữu ích. Bởi khi cho cá ăn, người cho ăn quan sát các hoạt động bắt mồi của cá sẽ nhận thấy được việc cá tiếp nhận thức ăn ở mức độ thế nào, từ đó sẽ kịp thời điều chỉnh lượng thức ăn tránh lãng phí. Nguồn thức ăn và liều lượng cho cá ăn cũng như hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn phải phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cá. Tuyệt đối không được sử dụng thức ăn đã quá hạn sử dụng, thức ăn kém chất lượng, bị nấm mốc, thức ăn có chứa các kháng sinh và hóa chất cấm sử dụng của Bộ NNPTNT quy định.

Trong quá trình nuôi, khi cá mắc bệnh phải xử lý kịp thời như làm các xét nghiệm mẫu cá bệnh trước khi chữa trị. Khi điều trị bệnh cho cá phải áp dụng đúng các kỹ thuật như dùng đúng thuốc, liều lượng và thời gian phải hợp lý… theo hướng dẫn của cán bộ chuyên môn. Cá bị bệnh phải xử lý triệt để không để lây lan nguồn từ ao này sang ao khác. Cần ghi lại kết quả điều trị cho cá như: Kết quả xét nghiệm, thời gian điều trị, loại thuốc điều trị, cách điều trị.

Việc thay nước hàng ngày cho cá cũng rất quan trọng. Hàng ngày, người nuôi cần thay nước với lượng thay khoảng 20-30% tổng lượng nước ao. Nước thải trước khi cho ra môi trường bên ngoài phải có biện pháp xử lý làm sạch. Định kỳ xử lý nước 2 tuần/lần tùy theo chất lượng nước và giai đoạn phát triển của cá.

Để giúp cá tăng cường sức đề kháng, người nuôi nên định kỳ bổ sung Vitamin C và khoáng chất cho cá, giúp cá có đề kháng tốt trong điều kiện môi trường thay đổi và khả năng hạn chế dịch bệnh cao. Thường xuyên treo giỏ thuốc gồm dây giác, vôi bột hay lá xoan được cột chặt treo ở đầu cống cấp nước giúp phòng bệnh cho cá. Không dùng thuốc kháng sinh để phòng bệnh cho cá. Khi cá còn nhỏ, định kỳ 15-20 ngày xổ 1 lần, cá lớn định kỳ xổ 1 lần/ tháng.

Thời gian thu hoạch cá lóc sẽ tùy thuộc vào loại và kích cỡ giống cá người nuôi lựa chọn khi thả đầu vào ao nuôi. Đối với cá lóc đầu nhím, 5 - 6 tháng cho thu hoạch với lượng trung bình khoảng 0,5kg/con.


Related news

Máy phát vi điện tử giúp ngăn chặn cá nuôi thoát ra ngoài Máy phát vi điện tử giúp ngăn chặn cá nuôi thoát ra ngoài

Máy phát âm thanh vi điện tử được cấy vào dạ dày của cá tráp và cá mú nuôi giúp một nhóm các nhà khoa học Tây Ban Nha nghiên cứu hành vi của loài cá này và ngăn chặn sự trốn thoát của chúng.

Friday. April 22nd, 2016
Kinh nghiệm nuôi cá lóc đầu nhím thương phẩm Kinh nghiệm nuôi cá lóc đầu nhím thương phẩm

Mô hình nuôi cá lóc đầu nhím thương phẩm. Để giúp cho bà con nông dân chủ động hơn trong quá trình thực hiện mô hình này, xin khuyến cáo một số khâu kỹ thuật

Tuesday. April 4th, 2017
Bệnh gan thận mủ trên cá lóc Bệnh gan thận mủ trên cá lóc

Hiện nay, bắt đầu vào mùa mưa, nhiệt độ nước thấp. Đây là điều kiện thuận lợi để nhiều mầm bệnh phát triển mạnh, đặc biệt là bệnh gan, thận có mủ.

Monday. October 30th, 2017
Kỹ thuật sinh sản và nuôi thương phẩm cá lóc Kỹ thuật sinh sản và nuôi thương phẩm cá lóc

Nuôi cá lóc có thể đầu tư ở các mức độ khác nhau, không nhất thiết cần nhiều diện tích; người nuôi có thể đầu tư ở mức độ sản xuất

Monday. November 6th, 2017
Nuôi cá lóc trong vèo lưới cho hiệu quả năng suất cao Nuôi cá lóc trong vèo lưới cho hiệu quả năng suất cao

Mô hình nuôi cá lóc công nghiệp thâm canh trong vèo lưới cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao.Nuôi cá lóc trong vèo lưới cho hiệu quả năng suất cao

Thursday. November 9th, 2017