Đà Lạt bất ngờ hủy lệnh cấm khoai tây Trung Quốc

Thông tin trên được ông Dương Ngọc Đức - Trưởng phòng Kinh tế TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) cho biết vào sáng nay (10.11).
Theo đó, điều kiện để khoai tây Trung Quốc được nhập vào chợ nông sản Đà Lạt là phải có đầy đủ chứng từ hóa đơn và phải cam kết không nhuộm đỏ khoai Trung Quốc thành khoai Đà Lạt, thay vào đó chỉ được rửa sạch đất đen trước khi phân phối đi các nơi tiêu thụ.
Các tiểu thương khi xuất khoai tây ra khỏi chợ nông sản Đà Lạt đều phải gắn nhãn hiệu trên bao bì “Khoai tây xuất xứ từ Trung Quốc” hoặc “Khoai tây xuất xứ Đà Lạt” để tránh nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
Các nhãn hiệu này do Ban Quản lý chợ nông sản Đà Lạt phát hành theo nhu cầu của các vựa.
Tiểu thương phải cam kết không nhuộm đỏ khoai Trung Quốc thành khoai Đà Lạt
Sáng nay, Ban Quản lý chợ nông sản Đà Lạt cũng đã tổ chức cuộc họp với các tiểu thương kinh doanh mặt hàng khoai tây tại chợ này để ký cam kết thực hiện điều kiện trên.
Trước đó ngày 21.10.2015, ông Võ Ngọc Hiệp, Chủ tịch UBND TP.Đà Lạt ký văn bản số 6057 với nội dung:
“Từ ngày 1.11.2015, cấm nhập khoai tây Trung Quốc vào chợ đầu mối nông sản Đà Lạt để giả mạo khoai tây Đà Lạt phân phối đi nơi khác”.
Sau khi có lệnh cấm, một số tiểu thương thông báo trả lại sạp.
Bà Trần Thị Lan (tiểu thương tại chợ) cho biết, gia đình kinh doanh mặt hàng khoai tây hơn 4 năm nay, đa số hàng phải nhập từ Trung Quốc mới đủ cung cấp cho các đầu mối.
“Khoai tây Đà Lạt chỉ được 6 tháng trong năm, nếu như không nhập thêm từ Trung Quốc thì không đủ hàng bỏ cho các mối.
Hết mùa, chúng tôi lấy hàng đâu ra để giao cho khách.
Vì vậy, UBND TP không dỡ bỏ lệnh cấm thì tôi sẽ chuyển ra ngoài để kinh doanh”, bà Lan nói.
Một số tiểu thương cho biết nếu cấm thì tỉnh Lâm Đồng nên kiến nghị trung ương không cho nhập khẩu khoai tây Trung Quốc:
“Cho nhập nhưng lại cấm không cho mang vào chợ để đóng gói giao cho các đầu mối thì không ổn.
Nếu như chính quyền cấm không cho đưa vào chợ thì chúng tôi sẽ ra ngoài để kinh doanh”, một tiểu thương cho biết.
Related news

Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản (ASC) cho biết các sản phẩm được chứng nhận bởi tổ chức này đang ngày càng được quan tâm nhiều tại thị trường Hà Lan và Đức.

Tháng 7/2011, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ký 02 Quyết định (Quyết định số 1503/QĐ-BNN-TCTS ban hành Quy phạm thực hành NTTS tốt; Quyết định số 1617/QĐ-BNN-TCTS ban hành Hướng dẫn áp dụng VietGAP đối với nuôi thương phẩm cá tra, tôm sú và tôm chân trắng) nhằm cung cấp các thông tin chính thống liên quan đến VietGAP.

Các quy định về bao gói và nhãn mác của Úc được áp dụng đối với tất cả các sản phẩm được đóng gói, cả sản xuất trong nước và nhập khẩu cho thị trường bán lẻ.

REWE, một trong những chuỗi siêu thị lớn nhất của Đức, đang gia tăng các loại sản phẩm thủy sản được dán nhãn ASC thông qua việc giới thiệu các sản phẩm Goldlocke của mình, đây là sản phẩm được làm từ cá rô phi được chứng nhận ASC.

Các sản phẩm đã đẩy số lượng sản phẩm được chứng nhận lên 1.000 là sản phẩm GTGT từ cá tra của Công ty CP Vĩnh Hoàn, sản basa philê GTGT của Sainsbury và sản phẩm cá tra của Anova Seafood được bán bởi Edeka.