Chuỗi sản xuất, xuất khẩu cá tra tiếp tục khó khăn

Giá nguyên liệu tại ĐBSCL liên tục chạm đáy, sản lượng cá cỡ lớn tăng mạnh. Sản phẩm cá tra đông lạnh XK chiếm tới 99,03% trong khi sản phẩm cá tra chế biến thuộc mã HS 16 chiếm tỷ trọng rất nhỏ: 0,97%.
Tại Tiền Giang, ông Nguyễn Văn Thành, ở xã Kiểng Phước, huyện Gò Công Đông cho biết, hiện nay thương lái thu mua tôm sú (TS) loại 40 con/kg với giá từ 180.000 - 200.000 đồng/kg, TS loại 30 con/kg giá từ 210.000 - 230.000 đồng/kg (tăng hơn 10.000 đồng/kg so với đầu tháng 11-2015).
Đối với tôm thẻ chân trắng (TTCT), giá tôm loại 100 con/kg tăng 20.000 đồng/kg với giá bán cho thương lái từ 102.000 - 105.000 đồng/kg, tôm loại 60 con/kg cũng có giá từ 120.000 - 125.000 đồng/kg (tăng 15.000 đồng/kg so với tháng trước).
Tại các tỉnh có diện tích nuôi tôm nước lợ lớn vùng ĐBSCL là Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng… giá TS và TTCT các loại đã tăng từ 10.000 - 15.000 đồng/kg trong hơn nửa tháng qua.
Hiện nay, TS loại 20 con/kg có giá từ 270.000 - 280.000 đồng/kg, TS 30 con/kg giá từ 200.000 - 225.000 đồng/kg; TTCT loại 100 con/kg có giá 100.000 đồng/kg, loại 75 con/kg có giá từ 112.000 - 118.000 đồng/kg.
Theo một số thương lái, giá tôm nước lợ tăng là do nhu cầu tôm nguyên liệu chế biến xuất khẩu dịp Noel và Tết Dương lịch tại thị trường Âu, Mỹ tăng, cộng với thị trường Trung Quốc nhập nhiều tôm Việt Nam.
Những doanh nghiệp không dám trữ tôm thời điểm giá thấp đang thiếu nguyên liệu nên phải nâng giá để đẩy mạnh thu gom tôm chế biến xuất khẩu.
Mặt khác, năm nay dịch bệnh trên tôm diễn biến phức tạp, giá tôm nằm ở mức thấp trong thời gian dài nên nhiều hộ nuôi tôm vùng ĐBSCL không dám thả tôm vụ nghịch cuối năm, hoặc đầu tư cầm chừng, thả nuôi với mật độ thấp nên sản lượng tôm cung ứng cho thị trường giảm mạnh, góp phần làm cho giá TS và TTCT các loại tăng mạnh trở lại.
Với giá bán tôm nước lợ hiện nay, ước tính nông dân nuôi TS có lợi nhuận từ 400 - 450 triệu đồng/ha sau 4 - 4,5 tháng nuôi (năng suất bình quân 5 tấn/ha), còn nuôi TTCT có lợi nhuận từ 300 - 400 triệu đồng/ha sau 2,5 - 3 tháng nuôi (năng suất bình quân 10 tấn/ha).
Tuy nhiên, do vụ tôm cuối năm là vụ nghịch nên không có nhiều nông dân nuôi tôm được hưởng lợi từ giá tôm cao hiện nay.
Được biết, toàn tỉnh hiện chỉ còn khoảng 270 ha tôm nuôi thâm canh, bán thâm canh chưa thu hoạch.
Related news

Những ngày qua, tuy thương lái từ Bình Thuận tấp nập đến tranh nhau mua trái thanh long ruột đỏ với giá ngất ngưởng từ 70-80 ngàn đồng/kg, nhưng người trồng thanh long ở huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vẫn không có hàng để bán. Nhiều nhà vườn ở đây tính toán, nếu trái thanh long giữ được mức giá như hiện nay, chỉ với 1 hécta, nông dân có thể thu nhập trên 2 tỷ đồng.

Mặc dù Đà Lạt đã vào vụ thu hoạch khoai tây nhưng một số cơ sở kinh doanh khoai tây tại chợ nông sản Đà Lạt vẫn ồ ạt nhập khoai tây Trung Quốc rồi “tái xuất” ra thị trường (chủ yếu là TPHCM).

Từ đầu năm đến nay, các trại nuôi tôm giống trên địa bàn huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) xuất bán được 1.583 triệu con tôm post. Trong đó tôm sú giống 728 triệu con; tôm thẻ giống 855 triệu con.

Tiền Giang là một trong những tỉnh có diện tích trồng ca cao lớn của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Hơn 6 năm triển khai dự án ca cao trồng xen trong vườn dừa, đến nay dù trải qua nhiều thăng trầm nhưng người dân trồng ca cao vẫn kiên quyết giữ vững, tăng thêm diện tích và không còn diễn ra điệp khúc “đốn - trồng” như trước đây.

Năm 2012, dịch cúm A H5N1 xảy ra ở một số loài gia cầm trên địa bàn huyện như gà, vịt, ngan, ngỗng, gây thiệt hại nặng cho người chăn nuôi và giảm về số lượng tổng đàn.