Lợi Ích Kép Từ Trồng Rau An Toàn
Trồng rau an toàn khác với cách làm truyền thống. Để nông dân trồng rau đạt chất lượng, Hội ND xã Tam Hiệp (Thanh Trì, Hà Nội) đã phối hợp với trung tâm dạy nghề huyện mở lớp trồng rau an toàn, quảng bá sản phẩm…
Thời điểm sau Tết Giáp Ngọ, đi dọc cánh đồng trồng rau của xã Tam Hiệp đâu đâu cũng thấy cảnh ND tấp nập thu hoạch rau.
Ruộng rau thành điểm thực hành
Tam Hiệp là xã ven đô, tốc độ đô thị hóa nhanh, diện tích đất canh tác ngày một thu hẹp. Trước đây, trồng lúa là nghề chính của bà con ND, họ chỉ tận dụng thời gian nông nhàn giữa các vụ lúa để trồng rau kiếm thêm thu nhập.
Do diện tích trồng lúa dần thu hẹp, xã chủ trương chuyển sang trồng rau chất lượng cao để tăng thu nhập cho ND. Trong tổng số 47ha đất canh tác, xã dành hơn 30ha trồng rau.
Ông Nghiêm Xuân Ba - Chủ tịch Hội ND xã Tam Hiệp cho biết: “Trồng rau an toàn khác với cách làm truyền thống nên để ND nắm được quy trình kỹ thuật một cách bài bản, Hội quyết định mở lớp dạy nghề trồng rau an toàn”.
Lớp dạy nghề diễn ra trong thời gian 3 tháng với 31 học viên tham gia. Khi bắt đầu khóa học, giáo viên chọn ruộng của một học viên trong lớp học vừa dạy kiến thức vừa thực hành luôn. Các học viên được học kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho rau muống, cải xoong, bắp cải.
Ông Ba thông tin: “Lớp dạy nghề ưu tiên những nông dân nằm trong dự án thu hồi đất, những người trực tiếp trồng rau. Các học viên được học miễn phí, được hỗ trợ dụng cụ thực hành”. Ngay sau khóa học, do rau có chất lượng nên khi nông dân đưa vào 2 chợ Văn Điển và chợ Mơ bán được người tiêu dùng đón nhận, đầu ra cũng ổn định hơn trước.
Thu nhập tăng, sức khỏe đảm bảo
Bà Ngô Thị Thiệu, thôn Tựu Liệt (lớp trưởng lớp dạy nghề) cho biết: “Trước đây, gia đình tôi có 3 sào dành để trồng lúa nhưng 2 năm gần đây tôi đã chuyển sang trồng rau. Giữa thời buổi rau trồng đại trà tràn lan khắp nơi, người trồng rau gặp không ít khó khăn do chi phí đầu vào cao, giá bán thấp, thị trường chủ yếu ở chợ quê”.
Gần đây rau an toàn rất được người tiêu dùng ưa chuộng, nên khi Hội ND xã mở lớp trồng rau an toàn, chị đăng ký tham gia ngay. “Gia đình tôi chủ yếu trồng rau muống, cải xoong và cải ngọt. Với những kiến thức được trang bị từ lớp học tôi biết rằng trồng rau an toàn không được phun thuốc trừ sâu bừa bãi mà phải “bắt” đúng bệnh để dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học thích hợp phun cho cây trồng”- bà Thiệu chia sẻ.
"Từ khi tham gia lớp dạy nghề trồng rau an toàn, gia đình tôi “sống khỏe” hẳn. Không những được lợi về sức khỏe mà thu nhập theo đó cũng tăng lên”.Chị Trịnh Thị Thành
Điều khiến bà Thiệu tâm đắc nhất đó là tiếp thu được kiến thức về bón phân cho từng loại rau cụ thể. Ví dụ như rau muống thời vụ chính kéo dài từ tháng 3 đến tháng 10. Từ lúc trồng đến lúc thu hoạch là 20 ngày. Lúc gieo hạt thì bón đạm, lúc rau nảy mầm thì bón lót; rau lên khoảng 10-15cm thì bón thúc... Nắm được quy trình sinh trưởng, bà tiết kiệm được phân bón, đảm bảo sức khỏe khi làm việc.
Cùng tham gia lớp học nghề với bà Thiệu, chị Trịnh Thị Thành (thôn Huỳnh Đông) phấn khởi: “Học cách trồng rau an toàn, gia đình tôi “sống khỏe” hẳn. Không những được lợi về sức khỏe mà thu nhập cũng tăng lên”.
Nếu như trước đây giá bán các loại rau trồng theo cách truyền thống như cải xanh, cải ngọt chỉ dao động khoảng 2.000- 3.000 đồng/bó, thì giờ giá trung bình tăng lên 4.000- 5.000 đồng/bó, chị có khoản thu hơn 100.000 đồng/ngày. Tính toán, kết thúc vụ với hơn 1 sào chị Thành thu 10-12 triệu đồng.
Related news
Con rươi từ lâu đã nổi tiếng như là “lộc trời” ban tặng cho vùng đất Đệ tứ chiến khu Đông Triều (Quảng Ninh).
Với nguồn tài nguyên nước phong phú, cùng diện tích mặt nước hồ thủy điện Tuyên Quang hơn 8.000ha, Nà Hang có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi trồng và khai thác thủy sản.
Yên Thành được mệnh danh là “vựa lươn” nổi tiếng khắp tỉnh Nghệ An về lươn đồng. Loại “đặc sản” này hiện được nhiều tỉnh, thành trên cả nước biết đến như một thực phẩm sạch, thơm ngon, bổ dưỡng.
Sau khi tham quan và nhận thấy cách nuôi thủy sản trong ruộng lúa ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đạt hiệu quả cao, ông Trần Thành Đại (ở thôn Kiên Long, xã Bình Thành, tỉnh Bình Định) đã xây dựng một mô hình nuôi lươn, cá rô đồng trên diện tích gần 3 sào ruộng lúa.
Thời tiết thay đổi bất thường, vùng nuôi ô nhiễm, con giống kém chất lượng… là nguyên nhân chính gây nên bệnh đốm trắng trên tôm nuôi. Khi ao nuôi xuất hiện dịch bệnh này, người nuôi cần có phương án xử lý thích hợp để tiêu diệt mầm bệnh, tránh lây lan.