Cước Vận Tải Đè Nặng Xuất Khẩu Thủy Sản

Kim ngạch xuất khẩu (XK) thủy sản quý I/2013 đã có sự bứt phá mạnh với mức tăng 35% so với năm trước. Tuy nhiên, sang quý II, các DN thủy sản đang vấp phải trở ngại khi cước vận tải biển đi EU đã tăng từ 600 – 1.200 USD/container tùy loại 20 feet hoặc 40 feet.
Tháng 3/2014, XK thủy sản ước đạt 574 triệu USD, tính chung kim ngạch XK mặt hàng này trong quý I năm nay đạt 1,61 tỷ USD, tăng 35% so với năm 2013. Điều đáng nói là mặt dù gặp nhiều khó khăn nhưng các DN chế biến XK thủy sản vẫn kiên trì mở rộng XK vào các thị trường lớn.
Đơn cử như tại Mỹ, thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam hiện vẫn duy trì 26,36% tổng giá trị kim ngạch XK thủy sản; riêng 2 tháng đầu năm XK thủy sản sang Mỹ đã tăng 92% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, các thị trường nhập khẩu thủy sản lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc đều có sự tăng trưởng mạnh với mức tăng tương ứng đạt 22,64%, 50,73% và 63,3%.
Năm 2014, XK thủy sản hướng tới mục tiêu đạt kim ngạch 6,7 tỷ USD, tuy nhiên, mục tiêu này đang bị ảnh hưởng ít nhiều bởi giá vận chuyển tàu biển đang tăng đáng kể, gây nhiều khó khăn trong kinh doanh cho các DN. So với một số nước trong khu vực như Thái lan, Philippines thì giá cước vận tải biển của Việt Nam đang cao hơn từ 10-15%/container 20 feet.
Thế nhưng, từ đầu năm tới nay, các DN trong lĩnh vực thủy sản luôn nhận được thông báo tăng giá từ các hãng tàu với mức điều chỉnh vài trăm USD/container. Đơn cử giữa tháng 2/2014, nhiều hãng tàu nước ngoài đã đồng loạt thông báo tăng giá vận tải bằng container từ tháng 3 và 4/2014 đi các tuyến: châu u, châu Mỹ và Trung Đông.
Cụ thể, cước đi châu u tăng lên 700 USD/teu, đi Trung Đông tăng 500 USD/teu, châu Mỹ cũng tăng khoảng 300 USD teu. Các hãng tàu Cosco, U.S.Lines và Hapag-Lloyd cũng vừa có thông báo tăng giá cước từ ngày 1/4 đối với hàng hóa XK từ các nước, trong đó có Việt Nam, đến Mỹ và Canada với mức tăng 240 USD/container 20 feet, 300 USD/container 40 feet.
Do chiếm thị phần chi phối lên tới 90% nên việc tăng giá cước vận chuyển của các hãng tàu sẽ khiến DN XK thủy sản gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là với những đơn hàng và hợp đồng đã ký từ đầu năm.
Theo Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản Việt Nam, nhiều DN phải tăng chi phí từ vài tỷ đến hàng chục tỷ đồng/tháng tùy theo lượng container xuất đi.
Ngoài ra còn nhiều phụ phí bất hợp lý khác mà chủ tàu đưa ra. Chỉ tính riêng XK cá tra, với mỗi đơn hàng DN phải tính toán chi li để thương thảo tăng thêm một vài cent cho một kg còn khó khăn thì việc tăng giá của các chủ tàu sẽ khiến mỗi kg cá phải chịu thêm từ 10-15cent phí vận chuyển, gây thiệt hại lớn cho DN.
Related news

Liên tiếp trong những ngày qua, những trận mưa lớn trái mùa trên diện rộng làm cho hơn 360 ha lúa vụ 2 của nông dân thành phố Cà Mau bị ngã đổ. Theo phản ánh của bà con, lúa bị ngã đổ phải cắt bằng tay, với giá lên tới gần 500.000 đồng/công, (so với cắt bằng máy chỉ khoảng 300.000 đồng/công) nhưng không có nhân công để cắt lúa.

Ghé thăm ngôi nhà 3 tầng mới xây trị giá 1,4 tỷ đồng ở bản Nong Nưa, được chủ nhà Lèo Văn Hặc, Bí thư chi bộ bản tiếp chuyện: Nhà có hơn 4 ha cây cà phê đang thời kỳ thu hoạch, năng suất 15 tấn/ha. Vụ vừa qua, gia đình đã thu được trên 60 tấn quả tươi, bán được hơn 700 triệu đồng, trừ hết chi phí cũng lãi được hơn 400 triệu đồng.

Theo Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tiền Giang, trong khuôn khổ Dự án phát triển ca cao giai đoạn 2010 - 2014, tỉnh đã trồng thêm được 1.100 ha ca cao xen canh dưới tán vườn cây ăn trái, nâng tổng diện tích lên đến 2.400 ha; phấn đấu đến năm 2020, mở rộng diện tích ca cao lên 5.000 ha.

Thời điểm này, nông dân đang thu hoạch, năng suất trung bình hơn 16 tấn/ha. Cơ quan chuyên môn huyện khuyến cáo nông dân tích cực đưa giống khoai tây này sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng và thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác.

Ông Đỗ Văn Tâm, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Bình Định (BDSTAR) - nhà máy đặt tại xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ - cho biết: Nhằm đảm bảo vùng nguyên liệu cho nhà máy hoạt động ổn định, thời gian qua, BDSTAR đã khảo nghiệm các giống mì mới với diện tích 150 ha trên địa bàn xã Cát Lâm (huyện Phù Cát), hai xã Bình Tân và Bình Thuận (huyện Tây Sơn).