Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cù Lao Dung (Sóc Trăng) Sơ Kết Tình Hình Nuôi Tôm Nước Lợ Năm 2014

Cù Lao Dung (Sóc Trăng) Sơ Kết Tình Hình Nuôi Tôm Nước Lợ Năm 2014
Publish date: Friday. June 6th, 2014

Huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) vừa tổ chức Hội nghị sơ kết đánh giá tình hình nuôi tôm nước lợ năm 2014. Đến dự có đồng chí Lê Văn Hiểu - Bí thư Huyện ủy; đồng chí Phạm Hồng Văn - Phó Chủ tịch UBND huyện, cùng đại diện lãnh đạo các ban ngành, đoàn thể huyện tham dự.

Đến nay, trên địa bàn huyện thả nuôi được 1.067,5 ha, đạt 85,4% kế hoạch. Trong đó tôm thẻ chân trắng 947,6 ha; tôm sú 119,9 ha (nuôi công nghiệp, bán công nghiệp và quản canh cải tiến).

Từ đầu vụ đến nay có 590 ha đã thu hoạch, năng suất bình quân tôm thẻ chân trắng đạt 05 tấn/ha; tôm sú đạt 3 tấn/ha, tổng sản lượng ước đạt 2.850 tấn, giá bán đầu vụ tôm thẻ chân trắng loại 100 con/kg/140.000 đồng đến nay giảm chỉ còn 80.000 đồng. Do giá tôm giảm nên đa phần người nuôi không có lãi, thậm chí lỗ vốn.

Tuy nhiên, năm nay do thời tiết nắng nóng, dịch bệnh thường xuyên xảy ra, giá tôm giảm, nhiều hộ thả nuôi tôm không theo đúng lịch thời vụ… đã gây thiệt hại 81,3 ha tôm nuôi, chiếm 7,61% diện tích ao nuôi, hầu hết tôm thiệt hại từ 1 đến 1,5 tháng tuổi; qua kết quả xét nghiệm của ngành chức năng, những mẫu tôm thiệt hại do bệnh đốm trắng, đốm đen, hội chứng hoại tử gan tụy cấp...

Để đảm bảo ổn định và khống chế dịch bệnh không lây lan, lãnh đạo huyện yêu cầu cán bộ kỹ thuật và ngành chức năng kết hợp chặt chẽ với các địa phương theo dõi sát diễn biến tình hình dịch bệnh các vùng nuôi tôm, kịp thời hướng dẫn người dân khắc phục hậu quả diện tích thiệt hại, chủ động xây dựng kế hoạch phòng ngừa cho diện tích còn lại và lấp vụ.

Các ngành, các địa phương tuyên truyền vận động người dân thường xuyên theo dõi các ao nuôi, báo cáo kịp thời với cán bộ kỹ thuật và ngành chuyên môn về dịch bệnh, tránh tình trạng xả nước dịch bệnh ra sông rạch làm ảnh hưởng đến môi trường nước.

Ngoài ra, ngành Nông nghiệp xây dựng kế hoạch hướng dẫn người dân thay đổi tập quán canh tác sản xuất tự phát, thường xuyên tổ chức tập huấn khoa học kỹ thuật trong sản xuất để người dân nâng cao trình độ quản lý và chăm sóc ao nuôi, bảo đảm vùng nuôi đạt năng suất, chất lượng, giúp người dân phát triển sản xuất theo hướng bền vững và có hiệu quả.


Related news

Mùa xoài thất thu Mùa xoài thất thu

Nắng hạn kéo dài thuận lợi cho nạn bọ trĩ hoành hành đã khiến vụ xoài năm nay mất mùa, kết thúc sớm. Không chỉ người trồng xoài ở huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) thất thu, mà các vựa cũng lao đao...

Saturday. June 27th, 2015
Lãi hơn 500 triệu đồng mỗi năm nhờ trồng đu đủ Lãi hơn 500 triệu đồng mỗi năm nhờ trồng đu đủ

5 năm trở lại đây, mô hình trồng đu đủ phát triển mạnh tại xã Hòa Long (TP. Bà Rịa) mang lại đời sống khấm khá hơn cho nhiều hộ gia đình.

Saturday. June 27th, 2015
Tỷ phú dâu Ngã Bảy Tỷ phú dâu Ngã Bảy

Không chỉ là nông dân SX giỏi, ông còn biết tận dụng lợi thế từ những điều kiện sẵn có để tạo ra nguồn thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm thông qua việc trồng dâu kết hợp với du lịch sinh thái.

Saturday. June 27th, 2015
Thu nhập cao từ cây quýt đường Thu nhập cao từ cây quýt đường

Thời gian gần đây, thị trường cây ăn trái phát triển khá đa dạng. Với ưu thế vượt trội, cây quýt đường được nhiều nông dân lựa chọn. Từ trồng thử nghiệm 8 sào quýt đường đem hiệu quả kinh tế cao, gia đình anh Nguyễn Hữu Toàn, ngụ ấp Thạch Màng, xã Tân Lợi (Đồng Phú - Bình Phước) đã phát triển lên 3 ha và dự kiến có thu nhập 600 triệu đồng mỗi năm.

Saturday. June 27th, 2015
Nỗi niềm mùa vải chín Nỗi niềm mùa vải chín

Năm nay, cây vải thiều ở Đồng Hỷ (Thái Nguyên) được mùa nhưng người dân vẫn tiếp tục gặp khó khăn do giá vải rẻ và đầu ra bấp bênh... Những khó khăn này đã diễn ra từ nhiều năm nay, khiến các hộ nông dân nản lòng và đang đứng trước cảnh “bỏ thì thương, vương thì tội”.

Saturday. June 27th, 2015