Củ cải trắng Vĩnh Châu

Củ cải trắng Vĩnh Châu đa số được bà con sản xuất không nhằm để bán củ tươi mà chỉ dùng để chế biến củ cải muối, gồm củ cải xẻ (chẻ nhỏ ướp muối phơi khô) và xá pấu. Mỗi năm, có thể gieo trồng 2 - 3 vụ củ cải trắng. Mỗi vụ, từ lúc xuống giống cho tới lúc nhổ khoảng 55 ngày, năng suất bình quân khoảng 8 – 10 tấn/công.
Ông Thạch Vươl ở khóm Vĩnh Bình, phường 1, thị xã Vĩnh Châu, có hơn 1.000m2 đất trồng củ cải trắng, mỗi vụ sản xuất trên 5 tấn xá pấu, giá bán dao động từ 4.000 – 5.000đồng/kg, trừ hết các chi phí còn lời khoảng 8 triệu đồng/công. Người trồng trúng có thể lời gấp rưởi, cao hơn trồng hành, vì hành tím năm nay bị rớt giá.
Chính vì giá hành tím lên xuống bất thường, hễ năm nào được mùa là mất giá nên một số bà con quay sang trồng tỏi và trồng củ cải trắng. Lợi điểm của củ cải trắng là vòng quay nhanh, dễ chăm sóc, vốn đầu tư nhẹ, giá cả tương đối ổn định. Bà Kim Thị Hel ở khóm Vĩnh An, phường 2, thị xã Vĩnh Châu cho biết củ cải sau khi nhổ lên đem đi ướp muối khoảng 5 ngày 5 đêm cho thấm đều, nước tươm ra mới đem phơi nắng khoảng 10 ngày cho thật khô. Xong vô hầm đậy kín thêm 1 tháng nữa xá pấu mới đủ mùi vị thơm ngon. Củ cải phơi khô hoặc xá pấu chế biến xong sẽ có thương lái hoặc bạn hàng đến tận chỗ thu mua. Nếu bán lẻ giá sẽ cao hơn.
Ngoài xá pấu, nhiều gia đình ở Vĩnh Châu còn chế biến thêm củ cải xẻ. Bà Huỳnh Bô cho biết củ cải trắng sau khi rửa sạch, xẻ ra làm 4 hoặc làm 6 theo chiều dọc rồi ướp muối phơi khô đem ra chợ bán với giá 7.000 đồng/kg. Chế biến củ cải xẻ tuy công phu và mất nhiều thời gian nhưng lợi nhuận cao hơn xá pấu. Bình quân mỗi năm bà Huỳnh Bô cung cấp cho thị trường trên 6 tấn củ cải xẻ.
Cũng tại Vĩnh Châu, người có đất thì chăm lo sản xuất, người không canh tác thì làm dịch vụ mua bán. Trong số những hộ kinh doanh có gia đình bà Lý Đẹp ở khóm Vĩnh Bình chuyên mua đi bán lại các sản phẩm từ củ cải trắng. Mỗi ngày nơi đây thu vô trên 400 kg xá pấu để bán lẻ cho khách hàng.
Bà Kim Thị Hen chia sẻ: trồng củ cải trắng vốn đầu tư nhẹ hơn trồng tỏi và trồng hành, ít gặp rủi ro về thời tiết và sâu bệnh nhưng công tưới và nước tưới khá nặng vì vùng đất Vĩnh Châu nước ngọt rất hiếm, đa phần đều xài nước giếng. Bình quân mỗi công tỏi cần vốn sản xuất trên 20 triệu đồng, gồm tiền mua giống, cày xới đất, gieo trồng, nhổ cỏ, nặng nhất là tiền nước tưới.
Bà Hen cũng cho biết củ cải trắng Vĩnh Châu hạn chế tối đa việc sử dụng hóa chất trừ khi cây bị sâu bệnh nặng nên được nhiều người ưa dùng. Bà khẳng định củ cải phơi khô và xá pấu Vĩnh Châu hương vị rất nồng, chất lượng thơm ngon, chủ yếu cung cấp cho thị trường TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Related news

Ông Dương Văn Tân, năm nay trên 60 tuổi là một nông dân sản xuất giỏi ở thôn 2, xã Thành An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. An Khê là vùng trọng điểm sản xuất mía của tỉnh Gia Lai, mía là cây trồng chủ lực. Gia đình ông Tân hiện đang kinh doanh 3 ha mía

KTĐT - Thu nhập thấp, điều kiện làm việc thiếu thốn, lại không được hưởng các chính sách về bảo hiểm, biên chế đã khiến cho hoạt động của đội ngũ thú y viên cơ sở ở các thôn, xã gặp nhiều khó khăn.

Trận lụt nghiêm trọng nhất trong 50 năm qua khiến ba phần tư diện tích Thái Lan ngập trong nước lũ và đe dọa nhấn chìm thủ đô Bangkok

Cầm trên tay con cua lột mềm nhũn vừa vớt lên, ông Hai Trâm - nông dân có thâm niên nuôi cua lột ở Phước Lại (Cần Giuộc, Long An) hồ hởi: “Sản phẩm cua lột của người dân Cần Giuộc chúng tôi không chỉ là món đặc sản của nhiều nhà hàng lớn trên Sài Gòn, mà nay còn xuất cả sang Tây”…

Trong vài năm trở lại đây, phát huy tiềm năng của địa phương, bà con các dân tộc ở Hồng Định đã đưa nhiều giống ngô mới vào gieo trồng. Kết quả là cây ngô đã trở thành cây có sản lượng lớn nhất và mang lại thu nhập cao nhất cho bà con trong số các cây nông nghiệp. Tuy nhiên, hầu hết bà con bán ngô ngay sau khi thu hoạch vì không có cách bảo quản tốt. Giá bán vì thế mà rẻ và thường xuyên bị tư thương ép giá. Những hộ gia đình để sau một vài tháng mới bán, được giá cao thì lại bị mối, mọt, làm hao hụt sản lượng ngô.