Phát Triển Cây Mắc Ca

Ngày 13/7/2001, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát và nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Công Tạn đã đến thăm mô hình trồng khảo nghiệm cây mắc ca tại Trạm Kênh Ki Na, Ba Vì, Hà Nội của Trung tâm chuyển giao kỹ thuật nông lâm nghiệp Đá Chông.
Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, cây mắc ca là loài cây giàu dinh dưỡng, có giá trị kinh tế cao; sau 8 năm trồng khảo nghiệm tại các vùng trong nước cho thấy cây có nhiều triển vọng và thích hợp với các tỉnh miền núi của Việt Nam, đặc biệt là tại vùng cao Tây Nguyên và các vùng thấp và cao ở Tây Bắc. Tuy nhiên, hiện nay việc trồng cây mắc ca vẫn mang tính tự phát; vì vậy để phát triển trồng cây mắc ca và tránh được rủi ro cho người dân và doanh nghiệp, Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện những việc sau:
- Trong quý III năm 2011, các đơn vị liên quan tổng hợp các kết quả nghiên cứu, trồng khảo nghiệm tại các Viện, Trường, các Trung tâm và doanh nghiệp, ý kiến của các nhà khoa học trình Bộ xem xét đưa cây cây mắc ca là cây đa mục đích vào danh mục cây trồng nông, lâm nghiệp trồng trên đất quy hoạch lâm nghiệp và nông nghiệp. Trên cơ sở đề nghị của các đơn vị trồng khảo nghiệm và ý kiến tư vấn của các nhà khoa học, Tổng Cục Lâm nghiệp có trách nhiệm trình Bộ công nhận các giống tiến bộ kỹ thuật để khuyến cáo người dân sử dụng, chủ trì thực hiện quản lý Nhà nước về giống cây mắc ca. - Trong năm 2011, 2012 chỉ đạo xây dựng quy hoạch phát triển cây mắc ca cho 2 vùng Tây Bắc và Tây Nguyên; xây dựng và ban hành Thông tư hướng dẫn trồng cây mắc ca; rà soát các cơ chế, chính sách để sửa đổi, bổ sung cho phép trồng cây mắc ca trên đất rừng sản xuất, rừng phòng hộ và hỗ trợ trồng phân tán.
- Tiếp tục nghiên cứu và trồng khảo nghiệm các dòng mắc ca tại các vùng sinh thái khác nhau để chọn tạo được các dòng thích hợp
Related news

Đến hẹn lại lên, cuối hạ, dọc theo tuyến đường ĐT616 đoạn qua xã Tiên Hiệp (huyện Tiên Phước, Quảng Nam) lại thấy một màu xanh vàng đẹp mắt của những trái thanh trà, đặc sản vùng quê Trà Khân…

Chọn loại cây trồng gì trên những chân đất, vùng đất cụ thể, phù hợp, thời vụ gieo trồng ra sao, để có thể “né” những tác động xấu của thiên tai. Điều đó được coi là những yếu tố tiên quyết để có một vụ đông thắng lợi.

Để nâng cao hiệu quả giám sát 3 dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc gia cầm là lợn tai xanh, dịch lở mồm long móng, cúm gia cầm, hiện nay Cục Thú y đang lấy ý kiến xây dựng Dự thảo về báo cáo thu thập thông tin về dịch bệnh gia súc gia cầm.

Hiện nay đang vào đầu mùa mưa, chính là thời điểm sinh sản duy trì nòi giống của các loại thuỷ sản, trong đó có nguồn cá đồng. Tuy mới bắt đầu mùa sinh sản, cá còn rất nhỏ nhưng đã xuất hiện nhiều hình thức bắt cá non, nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời thì nguồn lợi cá đồng sẽ cạn kiệt nhanh.

Những năm gần đây, nhiều hộ dân tại xã Sơn Bình (huyện Khánh Sơn, Khánh Hòa) đã đầu tư trồng cây chôm chôm Thái. Với đặc tính dễ trồng, ít sâu bệnh, cây chôm chôm Thái đang trở thành một giống cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.