Xuất khẩu gạo sẽ tăng vào cuối năm

Trao đổi với TBKTSG Online bên lề hội thảo “Giải pháp tài chính cho doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng lúa gạo, vật tư nông nghiệp và vật tư thủy sản” được tổ chức tại thành phố Cần Thơ hôm nay 25-9, ông Huỳnh Thế Năng, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) khẳng định:
“Xuất khẩu gạo những tháng cuối năm 2015 và đầu năm 2016 sẽ tốt hơn”.
Giải thích cho nhận định này, theo ông Năng, đối với hợp đồng 750.000 tấn Philippines mở thầu mua hôm 17-9-2015 (trong đó Việt Nam giành được 450.000 tấn), quốc gia này quyết định nhập từ nay đến hết năm 2015 là 250.000 tấn (bao gồm cả Thái Lan), “nhưng nếu năng lực của Việt Nam tốt, có thể đưa hàng sang sớm hơn, như vậy lượng xuất khẩu có thể nhiều hơn, giá cả thị trường sẽ tương đối tốt”, ông nhận định.
Một tín hiệu khác, theo ông Năng, sau chuyến đi của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, thị trường xuất khẩu chính ngạch và tiểu ngạch sang Trung Quốc cũng đã được “khơi thông”, “cho nên từ này đến cuối năm, thị trường này có lẽ sẽ được khôi phục và thoát ra khỏi tình trạng trầm lắng như những tháng đầu năm nay”, ông nói.
Ngoài ra có khả năng Indonesia cũng sẽ nhập gạo để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt trong nước.
Như vậy, khối lượng gạo xuất khẩu năm 2015 có thể vẫn đạt mục tiêu kế hoạch, tức sẽ đạt khoảng trên 6 triệu tấn, dù trước đó có dự báo cả năm sẽ sụt giảm mạnh.
Về kết quả xuất khẩu những tháng đầu năm 2015, VFA dẫn số liệu thống kê cho thấy tính đến cuối tháng 8-2015, xuất khẩu gạo chính ngạch của doanh nghiệp cả nước (bao gồm cả doanh nghiệp ngoài VFA) đạt hơn 4 triệu tấn, giảm khoảng 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, nếu tính cả lượng gạo tiểu ngạch xuất sang Trung Quốc, đến cuối tháng 8-2015, xuất khẩu cả nước đạt khoảng 5 triệu tấn, tương đương cùng kỳ năm ngoái.
Related news

Vì vậy, sau sản phẩm có rau của Hợp tác xã Nông nghiệp thương mại dịch vụ Tia Sáng (Gia Nghĩa) được cấp giấy chứng nhận VietGap vào năm 2012 thì trong năm 2013, tỉnh có thêm hai sản phẩm đạt tiêu chuẩn này. Đó là sản phẩm sầu riêng của trang trại Gia Trung ở xã Đắk Nia (Gia Nghĩa) và quýt, sầu riêng của trang trại Lộc Hồng ở xã Quảng Khê (Đắk Glong).

Không trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, nhiều hộ nông dân dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đã tự mình vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng, cùng góp sức xây dựng quê hương.

Tháng 9/2013, từ nguồn vốn của Dự án 3 EM, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã triển khai cấp 500 con gà giống J Dabaco cùng các loại vật tư, thức ăn cho 5 hộ dân tại các thôn Đắk Mrê, Đắk Suôn, Mê Ra, xã Quảng Tân (Tuy Đức).

Mùa mưa năm 2011, Hợp tác xã Nông nghiệp – Dịch vụ Hợp Tiến (Đắk Glong) đã đưa 20.000 cây giống thanh long ruột đỏ về cho xã viên trồng trên diện tích 5 ha tại xã Quảng Sơn. Sau 3 năm, những vườn cây này đã bước vào thời kỳ kinh doanh, cho thu nhập cao.

Với giá thành như hiện nay từ 2.500 đồng/1kg đến 3.000 đồng /1kg, sau khi trừ hết chi phí, mỗi héc ta cải củ trắng mang lại lợi nhuận kinh tế từ 120 triệu đồng đến 150 triệu đồng.