Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Có Thể Trồng Bắp, Đậu Nành Trên Đất Trồng Lúa

Có Thể Trồng Bắp, Đậu Nành Trên Đất Trồng Lúa
Publish date: Monday. November 18th, 2013

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) cho rằng nông dân nếu thấy diện tích đất trồng lúa của họ không mang lại hiệu quả thì có thể chuyển sang trồng bắp (ngô), đậu nành… hoặc nuôi trồng thủy sản. Như vậy, nhiều khả năng Việt Nam không giữ được 3,8 triệu héc ta đất trồng lúa trong thực tế mà bộ đưa ra trước đây.

Đây là phần chính trong nội dung thông tư 47/2013/BNN-PTNT của Bộ NN-PTNT hướng dẫn việc chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm, kết hợp với nuôi trồng thủy sản trên đất lúa. Thời gian có hiệu lực là từ ngày 1-1-2014.

Theo hướng dẫn, người nông dân có thể chuyển đổi diện tích trồng lúa sang trồng cây hàng năm, hoặc nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa nhưng không làm mất đi các điều kiện phù hợp để trồng lúa trở lại khi cần thiết. Người nông dân chỉ cần làm thủ tục đăng ký với UBND xã nhưng dù được chuyển đổi nhưng trên giấy tờ phần diện tích này vẫn ghi ở mục đất trồng lúa.

Thực tế lâu nay tại một số địa phương đã có hiện tượng người nông dân tự ý chuyển đổi một phần diện tích trồng lúa sang trồng các loại hoa màu khác như bắp, đậu nành có hiệu quả hơn. Đã có một số công ty kinh doanh giống cây trồng chủ động liên kết với trung tâm khuyến nông một số tỉnh thành để thí điểm mô hình chuyển đổi đất trồng lúa cho sản lượng thấp sang cây bắp.

Cụ thể, Công ty Dekalb Việt Nam và trung tâm khuyến nông tại Đồng Tháp, An Giang hỗ trợ cho nông dân chuyển đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng bắp; kết quả, sau 3 tháng trồng bắp người nông dân có lãi từ 11-17 triệu đồng/héc ta, cao gấp 2,5-4 lần so với trồng lúa. Hiện An Giang, Đồng Tháp đã chuyển đổi 2.200 héc ta trồng lúa sang trồng bắp.

Tháng 10 vừa qua, tại Đồng Tháp, Cục trồng trọt, Bộ NN-PTNT đã tổ chức hội thảo hoạt động khuyến nông phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa vùng ĐBSCL để đánh giá tính hiệu quả của một số diện tích thí điểm trồng lúa sang trồng màu tại An Giang, Đồng Tháp. Kết quả của mô hình chuyển đổi ở hai tỉnh này đã làm nền tảng để Cục trồng trọt đề nghị Bộ NN-PTNT ban hành thông tư 47 nói trên.

Do ĐBSCL được xem là một trong những khu vực trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nhất bởi hiện tượng biến đổi khí hậu, nước biển dâng nên trước đây Bộ NN-PTNT cho rằng cần phải giữ cho được 3,8 triệu héc ta đất trồng lúa mới có thể đảm bảo an ninh lương thực cho Việt Nam trong tương lai.


Related news

Mỹ: Ngô Không Còn Là Cây Lương Thực Mỹ: Ngô Không Còn Là Cây Lương Thực

Lần đầu tiên ở Mỹ có tình trạng ngô được dùng để chế tạo làm nhiên liệu sinh học nhiều hơn làm thức ăn gia súc, làm giá ngô tăng vọt, gây nhức nhối cho người chăn nuôi và người dân ở các nước nghèo vẫn dùng ngô làm lương thực

Wednesday. August 3rd, 2011
Nuôi cá lồng bằng hàng phế phẩm ở chợ Nuôi cá lồng bằng hàng phế phẩm ở chợ

Hơn 15 năm nay, mô hình nuôi cá lồng ở thôn La Ỷ, Phú Thượng (Phú Vang, Thừa Thiên Huế) tận dụng nguồn hàng phế phẩm từ các chợ đã mang hiệu quả.

Monday. April 6th, 2015
Ốc Bươu Vàng Bị Mua Gom Ốc Bươu Vàng Bị Mua Gom

Ốc bươu vàng là đại dịch của nhà nông, cắn phá lúa gây thiệt hại nghiêm trọng, người dân tìm đủ cách diệt trừ nhưng không hết. Thịt ốc ăn không ngon, nhà nông chỉ chế biến cho cá tôm hay vịt ăn. Thế mà gần đây, ốc bươu vàng lại được thương lái thu gom xuất qua Trung Quốc!

Thursday. November 3rd, 2011
"Ca Cao UTZ" Lợi Đủ Đường

Hiện cả nước có khoảng 50.000 ha ca cao, trồng tập trung tại Bến Tre, Đắk Lắk, Quảng Ngãi, Bình Phước, Tiền Giang và Bà Rịa- Vũng Tàu. Nhiều diện tích đã áp dụng tiêu chuẩn "UTZ Certified, hữu cơ và thương mại công bằng" cho hiệu quả kinh tế cao, thân thiện môi trường...

Thursday. March 22nd, 2012
Nuôi Cá Tầm - Cá Hồi Trên Vằng Hên Nuôi Cá Tầm - Cá Hồi Trên Vằng Hên

Có rất nhiều người ủng hộ, nhưng cũng có rất nhiều người can ngăn khi biết ông Hoàng Văn Khiêm, xã Bằng Lãng, huyện Chợ Đồn ôm vài tỷ đồng lên mở trang trại nuôi cá tầm - cá hồi nơi rừng sâu heo hút.

Saturday. August 13th, 2011