Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đi Tìm Công Ty 3 Lần Xuất Khẩu Rau Bẩn

Đi Tìm Công Ty 3 Lần Xuất Khẩu Rau Bẩn
Publish date: Thursday. October 16th, 2014

Chỉ đến khi EU phát hiện phía VN xuất khẩu 3 lô hàng rau gia vị bị nhiễm côn trùng của 1 DN và đòi "trừng phạt" thì dư luận mới sôi lên. Vậy DN đó thế nào?

Như NNVN ngày 9/10 đã thông tin trong bài: "Không có chuyện rau quả VN có nguy cơ cấm XK sang EU", trong đó, ông Hoàng Trung, Phó Cục trưởng Cục BVTV cho biết, từ đầu năm đến nay chỉ có 3 lô hàng rau gia vị của VN gồm húng quế, ớt, cần tây, khổ qua (mướp đắng) và ngò gai xuất sang EU bị phát hiện nhiễm các loại côn trùng gây hại, đa số là nhiễm ruồi đục quả.

Theo quy định, nếu EU còn phát hiện thêm 2 lô hàng thuộc 5 loại rau gia vị nêu trên của VN tiếp tục nhiễm côn trùng thì sẽ cấm nhập khẩu vĩnh viễn 5 loại rau này vào EU. Điều đáng nói là, cả 3 lô hàng này đều của 1 DN là Cty TNHH MTV SX-TM Anh Nhân ở số 42/3E, ấp 4, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP.HCM.

Tìm đến UBND xã Xuân Thới Thượng hỏi thăm, Chủ tịch xã Phan Hiếu Sơn do mới chuyển về công tác chưa nắm được nên đề nghị anh Hậu, cán bộ tài nguyên - môi trường của xã và ông Điền, Trưởng ấp 4 đi cùng chúng tôi đến trụ sở Cty.

Ông Trịnh Hợp, người trực tiếp quản lý từ lúc Cty Anh Nhân mới thành lập ở địa phương cho biết, Giám đốc là bà Nguyễn Thị Kiều Nga, ở trên thành phố thỉnh thoảng mới về kiểm tra. Bà Nga chủ yếu làm công việc giao dịch, mua bán đối ngoại. Hiện nay bà đang đi công tác Hàn Quốc nên ông Hợp "biết sao nói vậy".

Theo ông Hợp, trụ sở Cty rộng khoảng 3.000 m2 mua lại từ một xưởng cơ khí. Nơi đây vừa làm văn phòng đồng thời có nhà xưởng làm các công đoạn xử lý, đóng gói rau thơm (bao gồm các loại gia vị như húng quế, ngò gai, khổ qua...) trước khi xuất khẩu sang các nước EU, chủ yếu là Bắc Âu gồm Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển.

Mỗi khi có đơn hàng Cty mới làm, vào mùa lạnh bên Bắc Âu thì nhu cầu có tăng hơn. Bình quân mỗi tuần xuất khẩu chừng 1 tấn rau. Cty xuất khẩu bằng phương tiện máy bay vào sáng sớm nên có khi lao động phải làm khuya. Số lao động dao động từ 20-30 người.

"Vì XK sang nước ngoài phải đảm bảo vệ sinh ATTP nghiêm ngặt nên chúng tôi làm rất kỹ, rau thơm sau khi rửa nước sạch là được nhặt tỉa lá sâu bệnh tỉ mỉ theo đúng qui trình, rồi sủi ozone, sấy khô và đóng vào thùng xốp trọng lượng 5-10 kg/thùng. Tuy nhiên, không hiểu vì sao có 1 lô bị dính nhiễm côn trùng", ông Hợp nói.

Tôi đặt vấn đề, rau thơm xuất khẩu được Cty thu mua của nông dân trong vùng hay tự SX bằng qui trình nhà lưới công nghệ cao như nhiều mô hình của các Cty kinh doanh rau quả khác đã và đang làm? Ông Hợp trả lời, Cty Anh Nhân có một vườn SX tại xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi rộng khoảng 20.000 m2 do ông Ký phụ trách.

"Nơi đó sau khi SX sẽ được chuyển về đây xử lý, đóng gói, sau đó đưa ra sân bay Tân Sơn Nhất xuất khẩu". Ông Hợp xác định, văn phòng nhà xưởng Cty ở Hóc Môn là "đầu ra" xuất khẩu, còn nhà vườn ở Củ Chi là nguyên liệu "đầu vào".

"Nông dân địa phương chúng tôi có trồng rau thơm, húng quế, tía tô... với diện tích khoảng 5 ha. Có một số hộ nông dân bán rau thơm cho Cty Anh Nhân nhưng không thông qua Hội Nông dân nên không rõ thế nào" - bà Cao Thị Hòa, Chủ tịch HND xã Xuân Thới Thượng)

Chúng tôi tiếp tục đến xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi để xác minh vùng rau thơm "đầu vào" của Cty Anh Nhân. Điều bất ngờ là ông Nguyễn Văn Vàng, Chủ tịch Hội Nông dân xã khẳng định tại địa phương không có mô hình nhà vườn, nhà lưới nào trồng rau thơm xuất khẩu cả.

"Tại đây có 12 ấp và chi hội, tôi hỏi hết rồi không có ai SX rau thơm qui mô lớn. Chỉ có một nhà vườn ở ấp Cây Trắc rộng khoảng 10.000 m2 của một người ở trên thành phố mới thuê đất trong thời gian 10 năm (30 triệu/năm) để làm nhà lưới gồm 5 vòm nhưng không trồng rau thơm mà họ trồng dưa, khổ qua. Tại đây có khoảng 5-6 lao động thường trực nhưng họ cũng chỉ mới trồng từ đầu năm đến nay mà thôi", ông Vàng nói.

Theo hướng dẫn của ông Vàng, chúng tôi đến trực tiếp nhà vườn nói trên. Trong vai một người đi hỏi thăm thuê đất trồng rau xuất khẩu, tôi được một lao động tại đây cởi mở nói: "Ông chủ nhà vườn tên là Ký ở trên thành phố lâu lâu mới về. Ở đây trồng dưa lưới, dưa hoàng kim xuất khẩu, không có trồng rau thơm".

Để thông tin chính xác hơn, chúng tôi tra cứu trên trang web của Cty được ghi kèm trên bảng hiệu trụ sở tại Hóc Môn là www.anhnhan.com (thực chất là anpro.com.vn). Trên trang web này, thông tin về hoạt động Cty rất ít, phần nhà xưởng (factory) có 6 hình giới thiệu về "khu sản xuất" khá đẹp, nhưng địa chỉ SX ở đâu thì "giấu", không thấy đề cập.

Như vậy, câu hỏi về Cty Anh Nhân thu mua rau thơm của nông dân hay là tự tạo vùng nguyên liệu rau thơm sạch để xuất khẩu đã có câu trả lời. Vấn đề còn lại là sắp tới ngành chức năng cần phải có qui định vùng nguyên liệu và chế tài như thế nào đối với DN xuất khẩu rau (nói chung) để không xảy ra tình trạng mà nói như ông Hoàng Trung, Phó Cục trưởng Cục BVTV là chỉ "làm ăn kiểu hám lợi cỏn con" ảnh hưởng đến nhiều DN khác đang XK rau quả sang EU.


Related news

Các Sản Phẩm Trứng, Thịt Gia Cầm Có Dấu Hiệu Vượt Cầu Các Sản Phẩm Trứng, Thịt Gia Cầm Có Dấu Hiệu Vượt Cầu

Tuy nhiên, cũng theo Cục Chăn nuôi, hiện vẫn còn nhiều bất cập trong việc kiểm soát thực phẩm nhập khẩu. Tình hình dịch bệnh và chi phí dịch vụ thú ý còn cao, chiếm khoảng 5-10% giá trị của sản phẩm, khiến người chăn nuôi vẫn chịu nhiều thiệt thòi.

Thursday. January 16th, 2014
Mô Hình Nuôi Rắn Hổ Trâu Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao Mô Hình Nuôi Rắn Hổ Trâu Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Năm 1999, anh Nguyễn Văn Tiền từ quê Thanh Hóa vào lập nghiệp tại thôn 11 xã Ia T’mốt (huyện Ea Súp, Đắk Lắk). Sau khi lập gia đình, năm 2004 do một tai nạn không may, anh mất đi 2 bàn chân. Cuộc sống dường như đã chao đảo, mất phương hướng nhưng vai trò là trụ cột gia đình đã không cho phép anh gục ngã, nản lòng. Từ sự cố đó, anh Tiền xác định chăn nuôi là phù hợp nhất với điều kiện bản thân và gia đình.

Thursday. January 16th, 2014
Các Địa Phương Tăng Cường Phòng Chống Dịch Bệnh, Đói Rét Cho Vật Nuôi Các Địa Phương Tăng Cường Phòng Chống Dịch Bệnh, Đói Rét Cho Vật Nuôi

Trước tình hình thời tiết lạnh kéo dài, cũng là thời gian gần đến Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014, các địa phương đang đồng loạt triển khai phòng chống dịch bệnh, đói rét cho cây trồng, vật nuôi.

Thursday. January 16th, 2014
Thanh Niên Làm Nghề “Độc” Thanh Niên Làm Nghề “Độc”

Bảo, xã Mỹ Lộc, huyện Phù Mỹ (Bình Định) học được nghề nuôi rắn hổ trâu bán thịt. Năm 2011, anh Bình quyết định trở về quê lập nghiệp với nghề này.

Thursday. January 16th, 2014
Nuôi Nai - Mô Hình Mới Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao Nuôi Nai - Mô Hình Mới Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Thời gian qua, xã Phú Thuận B (huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp) xuất hiện nhiều mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao giúp nhiều nông dân thoát nghèo và làm giàu chính đáng như: mô hình nuôi cá lóc, nuôi bò, nuôi thỏ kết hợp nuôi cá... đặc biệt mô hình nuôi nai của ông Nguyễn Thành Nam cho lợi nhuận 40 - 50 triệu đồng từ bán nhung và nai giống.

Thursday. January 16th, 2014