Chuyển Đổi Gần 2.000 Ha Đất Lúa, Mía Sang Trồng Các Cây Trồng Có Giá Trị Kinh Tế Cao Hơn

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo chuyển biến bước đầu trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp, năm 2014, huyện Thọ Xuân đã thực hiện rà soát và cho chuyển đổi 1.967 ha đất trồng lúa ở vùng khó tưới và đất mía vùng bãi kém hiệu quả sang trồng các loại rau màu có giá trị; trong đó, đất lúa ở vùng khó tưới được chuyển đổi là 938 ha, còn diện tích đất mía vùng bãi là 1.029 ha.
Diện tích chuyển đổi được huyện định hướng trồng các cây trồng giá trị cao, phù hợp với nhu cầu thị trường, như: ngô dày dùng phục vụ chăn nuôi, ngô thương phẩm, ớt kim chỉ thiên xuất khẩu, bí xanh, dưa bao tử, cà chua bi, bắp cải Nhật... Theo tính toán của các hộ dân, sau khi chuyển đổi, hiệu quả kinh tế đạt cao hơn từ 3 đến 4 lần so với trước đây.
Từ hiệu quả trên, huyện Thọ Xuân đang tiếp tục cho rà soát, quy hoạch diện tích đất trồng lúa, trồng mía kém hiệu quả để thực hiện chuyển đổi. Dự kiến, đến năm 2020, sẽ chuyển đổi khoảng 1.500 ha đất mía và 1.200 ha lúa năng suất thấp sang trồng các loại cây có giá trị cao, phù hợp với nhu cầu thị trường.
Nguồn bái viết gốc: http://www.baothanhhoa.vn/vn/kinh-te/n131289/Huyen-Tho-Xuan:-Chuyen-doi-gan-2000-ha-dat-lua,-mia-sang-trong-cac-cay-trong-co-gia-tri-kinh-te-cao-hon
Related news

Hiện nay, toàn tỉnh Cà Mau có gần 20.000ha đất quy hoạch sản xuất lúa đã bị nhiễm mặn nghiêm trọng. Nguyên nhân một phần là do tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, khiến vùng ven biển, ven sông đều nhiệm mặn.

Thông tin từ Hiệp hội Chế biến Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cho thấy xuất khẩu thủy sản trong quý I năm nay đạt khoảng 1,5 tỉ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự báo xuất khẩu thủy sản trong năm nay sẽ đạt 7 tỉ USD, trong đó xuất khẩu cá tra sẽ là 1,8 tỉ USD, bất chấp thị trường Mỹ đang gặp khó khăn vì nước này áp thuế chống bán phá giá ở mức cao gây bất lợi cho cá tra của Việt Nam.

Chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ là ba công cụ mà các nước nhập khẩu thời gian qua đã áp dụng vào hàng hóa thủy sản của Việt Nam.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bạc Liêu, thời tiết nắng nóng kéo dài làm ảnh hưởng đến sức đề kháng của tôm nuôi; bên cạnh đó, một số tuyến kênh nội đồng bị bồi lắng quá nhanh nên nguồn nước, chất lượng nước không được đảm bảo làm xảy ra dịch bệnh, dẫn đến tôm chết nhiều.

Năm 2013, được sự hỗ trợ Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia, Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa được thực hiện mô hình nuôi ghép cá rô phi đơn tính đực theo hướng VietGAP tại xã Mỹ Lộc, huyện Hậu Lộc và xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Lộc.