Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chuyển đổi để tăng trưởng bền vững

Chuyển đổi để tăng trưởng bền vững
Publish date: Tuesday. October 27th, 2015

Vừa qua, Bộ KH-CN phối hợp với Sở KH-CN Đồng Tháp tổ chức Hội thảo khoa học chủ đề “Vai trò của KH-CN trong tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng bền vững ở ĐBSCL” thu hút nhiều DN và nông dân tham dự.

Thực tế cho thấy, vùng ĐBSCL có nhiều tiềm năng, thế mạnh lớn về các sản phẩm nông nghiệp.

Tuy nhiên, trình độ lao động, hệ thống cơ sở hạ tầng, quy trình SX, tiêu thụ đến XK sản phẩm còn thiếu và yếu...

Trước yêu cầu của quá trình hội nhập, đặc biệt là cuối năm nay, khi cộng đồng kinh tế ASEAN chính thức thành lập, thì các sản phẩm nông nghiệp của vùng cần có giải pháp vừa mang tính đột phá vừa đảm bảo sự phát triển lâu dài thúc đẩy tính cạnh tranh trên thị trường ASEAN và thế giới.

Do đó, việc ứng dụng KH-CN là giải pháp quan trọng giúp toàn vùng nâng cao hiệu quả SX và XK nhiều mặt hàng đáp ứng yêu cầu trên.

Tại hội thảo, ông Nguyễn Hồng Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Phát triển KH-CN địa phương (Bộ KH-CN) khẳng định, việc thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nông nghiệp (TCCNN) là sự tiến bộ của công nghệ và sự thay đổi của thị trường làm thay đổi chi phí SX trong phạm vi quốc gia và vùng, cũng như trong từng DN.

Chuyển đổi mô hình tăng trưởng nhằm nâng cao trình độ công nghệ, trình độ tổ chức, quản lý và phân bố nguồn lực hợp lý, mở rộng quy mô để nâng cao chất lượng, hiệu quả.

Trong tái cơ cấu kinh tế, KH-CN đã được xác định là động lực then chốt để thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững.

Ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp nhấn mạnh, tỉnh đã xác định 5 ngành hàng chủ lực để TCCNN là lúa gạo, xoài, hoa kiểng, vịt và cá tra.

Nhưng để triển khai có hiệu quả 5 ngành hàng này, cần đặt ra và làm rõ vấn đề KH-CN phải làm gì, làm từ đâu, làm như thế nào cho từng ngành hàng cụ thể, để đạt hiệu quả cao nhất trong điều kiện nguồn vốn đầu tư có hạn.

Hội thảo là dịp để các nhà khoa học, nhà quản lý cùng thảo luận, trao đổi để tìm lời giải hợp lý nhất cho những vấn đề mà thực tiễn đề ra, qua đó góp phần thực hiện thành công TCCNN gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng bền vững.

"Đồng Tháp đang tập trung nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả SX cây, con chủ lực, hình thành vùng SX tập trung, quy mô lớn; xây dựng mô hình SX hiệu quả ở các xã nông thôn mới, các HTX và tổ hợp tác", ông Quốc nhấn mạnh.

Hiện các tỉnh ĐBSCL đã có đề án TCCNN thích ứng với biến đổi khí hậu, phù hợp với tình hình thực tế vùng, địa phương.

Các hướng phát triển lớn là hình thành các khu nông nghiệp công nghệ cao, xây dựng cánh đồng mẫu lớn; phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp...

đang mở ra hướng đột phá trong SX nông nghiệp để tiến đến giai đoạn SX được nhiều hơn trong điều kiện sử dụng tài nguyên ít hơn.

Từ thực tế này, ông Nguyễn Hồng Hà cho biết thêm, việc đẩy mạnh ứng dụng KH-CN, đặc biệt là công nghệ cao vào SX để tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành và thích ứng với biến đổi khí hậu được đặt ra và đang được triển khai trong thực tiễn. 

Cụ thể là việc nâng cao năng lực chế biến, bảo quản theo hướng hiện đại, góp phần hữu hiệu giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao giá trị gia tăng của nông sản nhất là lúa, gạo.

Ông Nguyễn Văn Hòa, Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam cho rằng, để ngành SX rau quả phát triển tốt và tăng trưởng bền vững, cần tổ chức một cách bài bản, nghiêm túc và hiệu quả theo hướng SX hàng hoá, ứng dụng công nghệ cao, đảm bảo chất lượng cao, đồng đều, liên tục. 

Trong đó, đầu tư mạnh mẽ việc nghiên cứu kéo dài thời gian bảo quản sau thu hoạch cho sản phẩm tươi, ứng dụng KH-CN để rút ngắn thời gian tạo giống mới và công tác bảo hộ giống.

Còn ông Dương Nghĩa Quốc, GĐ Sở KH-CN Đồng Tháp nhận định: Việc ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao thời gian qua tại Đồng Tháp đã mang lại hiệu quả cao, nhất là trên các lĩnh vực thế mạnh như lúa, cây ăn trái, hoa kiểng, thủy sản, góp phần thực hiện thành công TCCNN.

Cũng theo ông Quốc, thời gian tới, Sở KH-CN sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các viện, trường, các ngành, các cấp để lựa chọn nội dung nghiên cứu, ứng dụng phục vụ phát triển KT-XH địa phương, trọng tâm là phát triển KH-CN phục vụ tái cơ cấu kinh tế gắn mô hình tăng trưởng cho tỉnh.


Related news

Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Trong Ao Nước Ngọt Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Trong Ao Nước Ngọt

Tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) đã được đưa vào nuôi thử nghiệm trong ao nước ngọt trong thời gian từ tháng 6 - 9/2001 tại trại nuôi cá chình ở thị trấn Bạch Ðường, khu Hàn Giang, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Dưới đây là kỹ thuật và các kết quả nghiên cứu nuôi thử nghiệm chúng tôi giới thiệu để bạn đọc tham khảo.

Sunday. December 19th, 2010
Bài Học Đắt Giá Nuôi Ốc Hương Ở Ninh Thuận Bài Học Đắt Giá Nuôi Ốc Hương Ở Ninh Thuận

Chỉ vì lợi nhuận cao trước mắt nên bỏ qua quy hoạch cũng như khuyến cáo của các ngành chức năng, người dân thôn Mỹ Tâm, xã Thanh Hải, huyện Ninh Hải, Ninh Thuận đã ồ ạt nuôi ốc hương và phải trả giá bằng thất bại.

Thursday. February 17th, 2011
Nuôi Cua, Giải Pháp Hữu Hiệu Cho Vùng Tôm Bị Nhiễm Bệnh Nuôi Cua, Giải Pháp Hữu Hiệu Cho Vùng Tôm Bị Nhiễm Bệnh

Hàng năm toàn huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) có 146 ha nuôi tôm, tập trung ở các xã Bình Đông, Bình Thạnh, Bình Châu, Bình Thuận, Bình Dương,... trong những năm qua có một số vùng nuôi tôm đã nhiễm bệnh. Việc nuôi tôm gần đây gặp nhiều trở ngại do nguồn nước nuôi bị ô nhiễm, tôm nuôi thường bị bệnh chết hàng loạt làm thiệt hại về kinh tế và ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người nuôi tôm.

Saturday. December 25th, 2010
Cách Nuôi Cá Chình Trong Ao Đất Cách Nuôi Cá Chình Trong Ao Đất

Cá chình là đối tượng cá nước ngọt mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, được coi là hàng quý hiếm và đắt tiền. Giá thương phẩm tại thời điểm hiện nay là 300.000đ/kg (trên1kg/con), cao nhất so với các loại đối tượng cá nước ngọt khác

Friday. February 18th, 2011
Cách-Nuôi Cá Kèo Trong Ao Lót Bạt Cách-Nuôi Cá Kèo Trong Ao Lót Bạt

Mô hình nuôi cá kèo trong ao lót bạt của hộ ông Bùi Thành Công ở ấp Rạch Cỏ, xã Long Vĩnh, huyện Duyên Hải- Trà Vinh được thực hiện trên diện tích 200m2.

Friday. February 18th, 2011