Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chuyển đổi cơ cấu sản xuất bài toán không đơn giản

Chuyển đổi cơ cấu sản xuất bài toán không đơn giản
Publish date: Thursday. April 16th, 2015

Trong kế hoạch tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, huyện xác định, thuỷ sản phải giúp nông dân làm giàu, nhưng phải có lộ trình, hướng đi không ngừng cải tiến.

Tích luỹ dần kiến thức

Ông Nguyễn Văn Vương, ấp 4, xã Hàng Vịnh, chia sẻ: “Sau hơn 6 năm thử nghiệm nuôi quảng canh cải tiến, tôi thấy hiệu quả cao hơn nuôi tôm truyền thống. Cách nuôi cũng không khó, chỉ cần cải tạo ao nuôi, xử lý nước và chọn giống tốt thì khả năng đạt sẽ cao. Ðiều quan trọng là ít xổ vuông để nguồn nước ổn định và tránh lấy nước trong thời điểm nông dân cải tạo ao đầm vì nguồn nước dễ bị ô nhiễm.

Ngoài ra, trong xử lý nước bằng men vi sinh thường xuất hiện rong, vì vậy tôi thả cá đối. Cá đối vừa tạo được ô-xy trong vuông, vừa ăn rong”.

Ông Nguyễn Trường Sơn, ấp Cây Thơ, xã Ðất Mới, cho rằng, ngành chuyên môn cần đổi mới hình thức chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho nông dân bằng những lớp học cụ thể để nông dân rút kinh nghiệm thực tế từ mô hình. Ngoài ra, khi áp dụng không hiệu quả cũng cần phải phân tích nguyên nhân để nông dân biết. Ðã qua, có nhiều mô hình áp dụng không hiệu quả cũng chưa thấy ngành chuyên môn phân tích và lý giải cho nông dân hiểu.

Theo ông Trần Thanh Thoảng, Phó Chủ tịch UBND xã Ðất Mới, việc hướng dẫn nông dân ứng dụng kỹ thuật trong nuôi thuỷ sản phải đẩy mạnh hơn nữa, vì hiện nay việc nuôi tôm, cua của nông dân khó khăn cả về con giống, môi trường và quá trình nuôi. Nếu ngành chuyên môn không sớm có giải pháp, để nông dân “tự bơi” như thời gian qua, năng suất sẽ có nguy cơ sụt giảm và hành trình tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp để tăng sản lượng là bài toán không dễ chút nào.

Thực hiện Ðề án Tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở Cà Mau, năm 2015, huyện Năm Căn bắt tay chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là kinh tế thuỷ sản. Ðiều quan trọng là tìm ra những mô hình hiệu quả, bền vững, phù hợp với vùng đất để nhân rộng, đồng thời áp dụng khoa học - kỹ thuật để nâng cao sản lượng tôm, cua nuôi trên cùng diện tích. Bên cạnh đó, tìm giải pháp cho những mô hình không đạt hiệu quả để có hướng chỉ đạo khắc phục.

Sát cánh cùng nông dân

Diện tích nuôi thuỷ sản toàn huyện trên 25.000 ha, nhưng năng suất thuộc dạng trung bình, mỗi héc-ta chỉ đạt khoảng 500 kg thuỷ sản các loại. Năm 2014, toàn huyện chỉ đạt hơn 25.000 tấn, trong đó tôm công nghiệp chiếm sản lượng không nhỏ. 3 tháng đầu năm 2015, dù là thời điểm mùa vụ chính trong năm, nhưng chỉ được trên 7.000 tấn, đạt gần 22% so với kế hoạch năm.

Ông Trương Quốc Duẩn, Phó Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Năm Căn, cho biết: “Ngành đang đẩy mạnh mục tiêu tái cơ cấu sản xuất theo chỉ đạo của UBND huyện về thế mạnh nuôi thuỷ sản, loại bỏ những mô hình kém hiệu quả, nhân rộng những mô hình phát triển bền vững trong thời gian qua. Tập trung sản xuất, tránh tình trạng phát động sản xuất manh mún. Song song với phát triển nuôi tôm công nghiệp, phát triển bền vững nuôi tôm quảng canh cải tiến và tôm - rừng; một số mô hình tổng hợp như: tôm, cua, sò, vọp… Tiếp tục thí điểm tìm giải pháp để nâng cao sản lượng cho nông dân bằng việc hướng dẫn nông dân ứng dụng kỹ thuật mới”.

Ông Trần Ðoàn Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Năm Căn, nhận định: “Phải hiểu nông dân đang cần gì để có hướng giúp đỡ. Việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật của nông dân chưa thật sự mang lại hiệu quả, chủ yếu là kinh nghiệm nhà nông, nên đôi khi những tác động từ môi trường, nguồn giống không phát hiện và xử lý kịp thời dẫn đến thất mùa.

Bên cạnh đó, ngành chuyên môn chưa thật sự sâu sát với Nhân dân, mô hình bền vững chưa được triển khai sâu rộng. Hình thức triển khai ứng dụng khoa học tiếp tục phải thay đổi theo nhu cầu thực tế của nông dân, ngành nông nghiệp phải vào cuộc sâu sát hơn nữa để giúp nông dân. Mặt khác, UBND huyện sẽ tận dụng mọi nguồn lực hỗ trợ của Trung ương, tỉnh để đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật làm bàn đỡ giúp nông dân ổn định đầu ra sản phẩm”.


Related news

Triển Khai Lịch Nuôi Trồng Thủy Sản Năm 2014 Triển Khai Lịch Nuôi Trồng Thủy Sản Năm 2014

Qua xét nghiệm, có 240/540 mẫu nhiễm MBV, 10/112 mẫu nhiễm đốm trắng và 1/110 mẫu nhiễm đầu vàng, số mẫu còn lại không nhiễm bệnh. Nhìn chung, chất lượng tôm giống tương đối khá.

Friday. January 3rd, 2014
Nuôi Tôm Nước Lợ Năm 2014 Lợi Thế Về Giá Sẽ Không Còn Nuôi Tôm Nước Lợ Năm 2014 Lợi Thế Về Giá Sẽ Không Còn

Đó là nhận định của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám tại Hội nghị Tổng kết nuôi tôm các tỉnh phía Nam và triển khai kế hoạch năm 2014 do Tổng cục Thủy sản tổ chức tại Cà Mau vừa qua.

Wednesday. December 11th, 2013
Soạn Thảo Hợp Đồng Mua Bán, Bảo Vệ Quyền Lợi Cho Người Nuôi Cá Soạn Thảo Hợp Đồng Mua Bán, Bảo Vệ Quyền Lợi Cho Người Nuôi Cá

Vì vậy, sắp tới VIAC sẽ bảo trợ soạn thảo mẫu hợp đồng, sau đó nhờ các chuyên gia phân tích, sử dụng phổ biến cho DN và người nuôi cá trong nước nhằm bảo đảm lợi ích hài hòa giữa 2 bên.

Friday. January 3rd, 2014
Nuôi Cá Chạch Bùn Nuôi Cá Chạch Bùn

Cá chạch bùn có thịt thơm ngon, xương mềm nên thị trường nội địa tiêu thụ rất mạnh. Cá có nguồn gốc từ Đài Loan được đưa về Việt Nam nhân giống, tuy mới nuôi thử nghiệm vài năm nhưng kết quả khả quan. Nhiều bà con nông dân đang đầu tư SX con giống và nuôi cá thịt hướng tới xuất khẩu.

Friday. January 3rd, 2014
Hỗ Trợ Ngư Dân Đóng Mới, Cải Hoán Tàu Cá Khai Thác Hải Sản Xa Bờ Hỗ Trợ Ngư Dân Đóng Mới, Cải Hoán Tàu Cá Khai Thác Hải Sản Xa Bờ

Hội đồng nhân dân tỉnh Trà Vinh khoá VIII, kỳ họp thứ 10 vừa phê duyệt nguồn vốn hơn 12,3 tỷ đồng (ngân sách địa phương) hỗ trợ ngư dân đóng mới, cải hoán tàu cá khai thác hải sản xa bờ.

Wednesday. December 11th, 2013