Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Hrê Đưa Khoa Học Kỹ Thuật Vào Ruộng Mía

Người Hrê Đưa Khoa Học Kỹ Thuật Vào Ruộng Mía
Publish date: Thursday. June 14th, 2012

Nhờ ứng dụng cơ giới vào khâu làm đất và biết sử dụng phân bón hợp lý, hàng trăm hộ dân người Hrê trồng mía ở huyện miền núi Ba Tơ đã nâng năng suất cây mía lên gấp 2 lần, hạn chế được tình trạng đất bị xói lở, bạc màu.

Ba Tơ được xem là "thủ phủ" của cây mía ở miền núi Quảng Ngãi, với diện tích đất trồng mía 1.000ha. Tuy nhiên, đất canh tác cây mía nằm ở các vùng đồi, núi nên độ dốc khá cao. Bên cạnh đó, việc ứng dụng các tiến bộ KHKT còn yếu, dẫn đến hiệu quả kinh tế mang lại từ cây trồng này còn thấp.

Dùng máy đào luống trồng mía.

Những nhược điểm này đã được khắc phục, khi mô hình thâm canh cây mía trên đất gò đồi" do Sở Khoa học-Công nghệ tỉnh và Nhà máy Đường Phổ Phong (Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi) cùng chính quyền Ba Tơ phối hợp triển khai thực hiện.

Từ vụ mía năm 2009-2010, trên diện tích khoảng 600ha ở 2 xã Ba Dinh và Ba Tơ, các cơ quan chuyên môn và doanh nghiệp đã tổ chức tập huấn, hỗ trợ phân bón, cây giống mới cho người dân, đồng thời đưa phương tiện cơ giới lên đảm nhận khâu đào hàng, tạo rãnh thay cho cách dùng cuốc như lâu nay, nên năng suất mía, chữ đường trong mía đều tăng. Nhờ vậy, đồng bào đã lãi từ 35-37 triệu đồng/ha/vụ, cao hơn trước đó ít nhất 20 triệu đồng/ha/vụ.

Đưa tay chỉ vào đám mía gốc rộng hơn 4 sào xanh tốt, ông Đinh Văn Theo ở xã Ba Dinh khoe: “Nhờ cán bộ đưa máy lên đào hàng, rồi chỉ dẫn cách bón phân nên vụ mía vừa rồi, gia đình thu được 15 tấn, nhiều hơn vụ trước 4 tấn. Sau khi bán, trừ chi phí còn lãi hơn 8 triệu đồng”.

Related news

Tôm Rừng Nuôi Sinh Thái Tôm Rừng Nuôi Sinh Thái

Giữa rừng đước xanh um, tôm giống được thả xuống. Không cần cho ăn, không dùng thức ăn tăng trưởng, không thuốc kháng sinh trị bệnh, người nuôi chỉ dọn dẹp xung quanh thật sạch và đảm bảo 50-60% rừng trên tổng diện tích nuôi tôm là có tôm sạch.

Friday. June 21st, 2013
Người Nông Dân Dám Nghĩ Dám Làm Người Nông Dân Dám Nghĩ Dám Làm

Theo lời giới thiệu của chủ tịch UBND xã Hà Lương, chúng tôi đến thăm mô hình phát triển kinh tế của anh Nguyễn Hồng Quang, hội viên hội nông dân chi hội 4 của xã. Được biết trong những năm gần đây, với ý chí quyết tâm làm giàu và dám nghĩ dám làm, anh Quang đã mạnh dạn lập mô hình nuôi con đặc sản và cho thu nhập cao.

Friday. June 21st, 2013
Qua Khảo Sát Nghề Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Còn Nhiều Bất Cập Về Kỹ Thuật Và Môi Trường Qua Khảo Sát Nghề Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Còn Nhiều Bất Cập Về Kỹ Thuật Và Môi Trường

Ða số người nuôi tôm có trình độ kỹ thuật thấp, tôm giống không qua kiểm dịch còn cao, thả nuôi mật độ dày… là những lý do khiến cho nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT) ở tỉnh Bình Định luôn trong tình trạng không bền vững vì dịch bệnh tôm nuôi. Ðây là kết quả nghiên cứu do Chi cục Thú y thực hiện.

Friday. June 21st, 2013
Làng Mrăh Vươn Lên Từ Cây Cao Su Tiểu Điền Làng Mrăh Vươn Lên Từ Cây Cao Su Tiểu Điền

Sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển (ODA) của các tổ chức quốc tế, tỉnh ta đã thực hiện dự án đa dạng hóa nông nghiệp-một trong những dự án chuyển đổi sản xuất cho nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc. Năm 2002, 42 hộ gia đình dân tộc Bahnar của làng Mrăh (xã Kdang, huyện Đak Đoa) được hỗ trợ cho vay vốn, cung cấp giống và hướng dẫn kỹ thuật trồng cây cao su. Đến nay toàn bộ 88 ha vườn cây đã thu hoạch được 4 năm, đem lại nhiều đổi thay trong đời sống của dân làng.

Friday. June 21st, 2013
Hiệu Quả Đào Tạo Nghề Cho LĐNT Ở Mường Ảng Hiệu Quả Đào Tạo Nghề Cho LĐNT Ở Mường Ảng

Mường Ảng là 1 trong 4 huyện được thụ hưởng Nghị quyết 30a của Chính phủ với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo nhanh và bền vững. Cơ cấu kinh tế của huyện chủ yếu là nông - lâm nghiệp, với khoảng 90% lao động nông nghiệp.

Friday. June 21st, 2013