Chuyện đầu ra của những hộ mới chăn nuôi bò sữa
Nhiều năm qua, tình hình chăn nuôi bò sữa ở Trảng Bàng (Tây Ninh) phát triển khá tốt. Vào năm 2005, trên địa bàn huyện chỉ có 726 con bò, đến nay đàn bò sữa của huyện phát triển được trên 2.900 con, với hơn 250 hộ chăn nuôi.
Sản lượng sữa thu được trên 18,3 tấn/ngày. Theo tính toán của người chăn nuôi, nếu một con bò sữa cho 15kg/ngày và giá bán sữa được khoảng 14.000 đồng/kg, thì mỗi năm một con bò sữa đem lại lợi nhuận cho người chăn nuôi khoảng 37 triệu đồng/năm, sau khi trừ chi phí chăn nuôi.
Hiện nay, con bò sữa được đánh giá là vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất ở Trảng Bàng. Nhiều năm qua, trên địa bàn huyện có hai công ty ký hợp đồng và đặt các điểm thu mua sữa, nên việc tiêu thụ sữa tươi của nông dân thuận lợi.
Vào cuối tháng 11.2014, những người chăn nuôi bò sữa ở Trảng Bàng phản ánh hai công ty thu mua sữa trên địa bàn là Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) và Công ty Friesland Campina Việt Nam không tiếp tục ký hợp đồng với những hộ mới phát triển chăn nuôi bò sữa. Từ đó làm cho 51 hộ mới phát triển chăn nuôi bò sữa (với 314 con bò, trong đó có 75 con đang cho sữa) gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sữa.
Trước tình hình đó, UBND huyện có công văn gửi đến hai công ty thu mua sữa, đồng thời báo cáo với UBND tỉnh và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT). Ngày 13.1.2015, lãnh đạo Sở NN-PTNT có buổi làm việc với UBND huyện và trực tiếp liên hệ với lãnh đạo hai công ty thu mua sữa nêu trên.
Nhưng hai công ty này không đồng ý ký hợp đồng thu mua sữa với những hộ mới phát triển chăn nuôi bò sữa, với lý do là đang củng cố lại chất lượng sữa và do người chăn nuôi mới phát triển không đăng ký trước với công ty.
Sau đó, UBND huyện chỉ đạo Phòng NN-PTNT trực tiếp đến các điểm thu mua sữa để thu thập tài liệu, danh sách người bán sữa thì phát hiện Công ty Vinamilk đã ký hợp đồng với 183 hộ, trong đó có 87 hộ ngoài tỉnh Tây Ninh (xã Phước Thạnh, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh).
Ngày 5.5.2015, Phòng NN-PTNT huyện Trảng Bàng tiếp tục kiến nghị với Công ty Vinamilk ký hợp đồng tiêu thụ sữa với những hộ mới phát triển chăn nuôi bò sữa trên địa bàn huyện, và đưa các hộ chăn nuôi bò sữa ở xã Phước Thạnh về trạm thu mua sữa tại xã Phước Thạnh.
Ngày 11.5.2015, Công ty Vinamilk có công văn phúc đáp Phòng NN-PTNT huyện Trảng Bàng. Nội dung công văn cho biết, hiện tại Vinamilk có 2 trạm trung chuyển đang xây dựng mới tại khu vực Trảng Bàng và vùng lân cận. Gồm một trạm tại xã Hưng Thuận (Trảng Bàng), dự kiến hoạt động vào tháng 7.2015, sẽ đáp ứng một phần việc thu mua sữa trên địa bàn huyện.
Một trạm tại xã Phước Thạnh (Củ Chi), dự kiến đi vào hoạt động trong tháng 8.2015. Trạm này sẽ nhận những hộ thuộc huyện Củ Chi, hiện tại đang giao sữa cho trạm thu mua sữa Kiều Văn Đông (ấp An Bình, xã An Tịnh, Trảng Bàng).
Từ đó, trạm Kiều Văn Đông sẽ tăng khả năng tiếp nhận sữa đối với những hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Trảng Bàng. Trong công văn, Công ty cổ phần sữa Việt Nam có đề nghị Phòng NN-PTNT và các cơ quan chức năng huyện chỉ đạo các bên có liên quan: các công ty thu mua sữa tại khu vực phải tuân thủ các hợp đồng ký kết với nông dân chăn nuôi bò sữa về sản lượng thu mua, giá thu mua.
Việc phát triển chăn nuôi bò sữa phải được các cơ quan chức năng quản lý, kiểm soát trên cơ sở phát triển có quy hoạch, có kế hoạch gắn với nhu cầu chế biến của các công ty chế biến sữa.
Người mới phát triển chăn nuôi bò sữa phải được đào tạo, huấn luyện nhằm sản xuất sản phẩm sữa đáp ứng yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm, hiệu quả và bền vững. Hỗ trợ các trạm trung chuyển của Vinamilk, hoàn tất các thủ tục xét và cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, để bảo đảm an toàn quy trình thu mua sữa của các trạm trung chuyển trên địa bàn.
Related news
Vụ mùa năm 2013, huyện Ý Yên xây dựng kế hoạch gieo trồng 13.650ha lúa, 330ha lạc hè thu, rau màu và cây trồng khác 450ha. Để tránh xảy ra hiện tượng bị úng, hạn làm ảnh hưởng đến sản xuất và cây trồng trong vụ mùa, huyện Ý Yên đã chỉ đạo các địa phương, đơn vị trên địa bàn chủ động các biện pháp chống úng và tích cực, linh hoạt trong công tác chống hạn với phương châm: cao, xa tưới trước; thấp, gần tưới sau, tập trung tưới nhanh gọn và đủ.
Nuôi tôm không chỉ mang lại hiệu quả về kinh tế mà còn phải bền vững - đó chính là mục tiêu đặt ra cho vụ tôm 2013 của tỉnh Hà Tĩnh. Theo đó, ngành Nông nghiệp cùng các địa phương đang tập trung phát triển nuôi tôm thâm canh công nghệ cao trên cát, đồng thời chú trọng các biện pháp phòng trừ dịch bệnh cho tôm.
Với bản tính cần cù, chịu khó, cựu chiến binh Ngô Đình Sáu (thôn Cẩm Phú 2, xã Điện Phong, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) đã vượt qua khó khăn để vươn lên làm giàu từ mô hình nuôi bồ câu thương phẩm.
Triển khai từ tháng 1-2013, mô hình phát triển cây bắp lai chịu hạn LVN61 tại huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) được đánh giá là khá hiệu quả. Qua đánh giá của Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ và địa phương, các ruộng bắp trong mô hình sinh trưởng và phát triển vượt trội; hiệu quả ước đạt cao hơn so với canh tác truyền thống khoảng 20 đến 30%.
Vịt Super Heavy có ngoại hình đẹp, chân vàng, lông trắng, tỷ lệ nạc khá cao, trọng lượng đạt từ 3,3 - 3,68 kg/con sau 1,5 tháng nuôi, cho lãi từ 750 - 850 nghìn đồng/100 con.