Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chương trình kiên cố hóa kênh mương cần được ưu tiên cấp vốn

Chương trình kiên cố hóa kênh mương cần được ưu tiên cấp vốn
Publish date: Thursday. September 3rd, 2015

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chương trình này, nhiều khó khăn, bất cập đã bộc lộ. Trong đó, vấn đề thiếu vốn đầu tư được nhắc đến nhiều nhất.

Thi công KCHKM trên địa bàn xã Cát Trinh (hyện Phù Cát)

Khó khăn về vốn đầu tư

Theo Sở NN&PTNT, toàn tỉnh hiện có 161 hồ chứa nước lớn nhỏ với tổng dung tích chứa 566,4 triệu m3, trong đó, có 8 hồ chứa nước có dung tích chứa từ 5 triệu m3 trở lên. Ngoài ra, toàn tỉnh còn có hơn 107 đập dâng trên sông suối, 96 trạm bơm, gần 3.000 km kênh mương, cung cấp nước tưới cho trên 143 ngàn ha lúa, hoa màu hàng năm.

Tuy nhiên, trước đây, phần lớn hệ thống kênh mương là kênh đất, sử dụng trong thời gian dài, nên hiệu quả tưới tiêu không cao, gây thất thoát lượng nước khá lớn trong quá trình vận hành, tưới tiêu...

Từ năm 2011, UBND tỉnh đã có chủ trương từng bước thực hiện chương trình KCHKM, KMNĐ với mục tiêu đảm bảo nhu cầu tưới tiêu, nâng cao hiệu quả SXNN. Đặc biệt, tại kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh khóa XI đã có Nghị quyết số 06/2013/NQ-HĐND ngày 26.7.2013 về chính sách hỗ trợ KCHKM, KMNĐ trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, ngân sách tỉnh hỗ trợ từ 54 - 128 tấn xi măng/km kênh mương (tùy diện tích tưới dao động từ 25 - 100 ha) và hỗ trợ 30% chi phí xây dựng; phần còn lại là đối ứng của ngân sách các huyện, thị xã, thành phố, vốn ngân sách xã, nhân dân địa phương đóng góp.

Thực hiện Nghị quyết số 06, từ năm 2013-2015, UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch hỗ trợ danh mục các công trình KCHKM, KMNĐ với tổng kinh phí xây dựng trên 209 tỉ đồng. Trong đó, kinh phí hỗ trợ từ ngân sách tỉnh gần 63 tỉ đồng, nhằm kiên cố hóa trên 327 km kênh mương, đảm bảo tưới cho 16.704 ha đất SXNN. Tuy nhiên, việc thực hiện KCHKM tại các địa phương trong những năm qua khá chậm.

“Các nguồn vốn đầu tư cho chương trình KCHKM chỉ ưu tiên tập trung hỗ trợ cho các xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới đến năm 2015; các xã hoàn thành giai đoạn sau 2015 không được các địa phương quan tâm bố trí vốn nên rất khó triển khai”

Năm 2013 toàn tỉnh chỉ thực hiện được 42,47 km/55,2 km, đạt 76,9% kế hoạch; năm 2014 thực hiện được 64,69 km/75,41 km, đạt 85,7%. Năm 2015, UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch KCHKM với tổng chiều dài 196,76 km, hiện nay các địa phương đang triển khai, nhưng nhiều khả năng khó hoàn thành chỉ tiêu đề ra.

Ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở NN&PTNT, cho biết: Nguyên nhân khiến tiến độ thực hiện KCHKM trên địa bàn tỉnh chậm một phần do vốn đầu tư cho chương trình hàng năm của tỉnh còn khá thấp, riêng vốn do ngân sách tỉnh cấp chỉ mới đáp ứng được 30% nhu cầu vốn thực hiện.

Trong khi đó, vốn ngân sách của các huyện, thị xã, thành phố, vốn huy động từ nhân dân gặp nhiều khó khăn. Do vậy, mỗi năm các địa phương chỉ mới thực hiện KCHKM đạt từ 65-75% so với kế hoạch đăng ký ban đầu.

Hơn nữa, các nguồn vốn đầu tư cho chương trình KCHKM chỉ ưu tiên tập trung hỗ trợ cho các xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới đến năm 2015; các xã hoàn thành giai đoạn sau 2015 không được các địa phương quan tâm bố trí vốn nên rất khó triển khai.

Cần sớm tháo gỡ

Tại buổi làm việc với Đoàn giám sát của HĐND tỉnh về tình hình thực hiện chương trình KCHKM, KMNĐ giai đoạn 2013-2015, ông Phan Trọng Hổ kiến nghị tỉnh cần quan tâm hỗ trợ vốn nhiều hơn nữa cho chương trình này. Theo ông Hổ, chương trình KCHKM, KMNĐ có ý nghĩa rất to lớn, tác động rất rõ đến SXNN, nâng cao năng suất, hiệu quả trồng trọt. Do vậy, để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, đề nghị HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết cho tiếp tục hỗ trợ các chính sách KCHKM, KMNĐ giai đoạn 2016-2020.

Trước mắt, từ nay đến cuối năm, UBND tỉnh đảm bảo bố trí đủ vốn để hỗ trợ các địa phương hoàn thành chỉ tiêu đã đăng ký. Bên cạnh vốn hỗ trợ của tỉnh, các ngành, các địa phương cần tăng cường lồng ghép các nguồn vốn khác như vốn chương trình 135, 30a, vốn xây dựng nông thôn mới, vốn vay ODA để hỗ trợ KCHKM. Ưu tiên hỗ trợ vốn KCHKM cho các vùng thường xuyên bị hạn, vùng có trạm bơm, để tiết kiệm nhiên liệu, vùng phục vụ cây trồng có giá trị kinh tế cao.

Ông Võ Đình Thú, Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh - Trưởng đoàn giám sát HĐND tỉnh, đánh giá: Việc thực hiện KCHKM, KMNĐ trong các năm qua đã đem lại những hiệu quả tích cực, nhờ vậy đã góp phần tiết kiệm nước tưới, tăng diện tích tưới, tạo thuận lợi cho công tác khai thác và quản lý tài nguyên nước…

Do vậy, để đẩy nhanh việc thực hiện chương trình này, ngành NN&PTNT cần có biện pháp để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc. “Nếu nguồn lực đầu tư của tỉnh, các địa phương hạn chế, ngành NN&PTNT nên có đề xuất với Bộ NN&PTNT, Chính phủ quan tâm hỗ trợ vốn để thực hiện. Qua kết quả giám sát, HĐND tỉnh sẽ tổng hợp, hoàn chỉnh báo cáo trình HĐND tỉnh trong các kỳ họp sắp đến nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, sớm đẩy nhanh tiến độ KCHKM, KMNĐ” - ông Thú cho biết.


Related news

Tây Sơn (Bình Định) triển khai mô hình nuôi thâm canh bò thịt Tây Sơn (Bình Định) triển khai mô hình nuôi thâm canh bò thịt

Trạm Khuyến nông Tây Sơn (Bình Định) vừa triển khai mô hình (MH) “Nuôi thâm canh bò thịt chất lượng cao ở giai đoạn bê con” tại hộ ông Hồ Xuân Dũng ở thôn An Vinh 1, xã Tây Vinh với quy mô 5 con bê lai F1 thuộc giống bò BBB - giống bò siêu thịt của Bỉ.

Tuesday. July 5th, 2016
Khá từ nuôi gà an toàn sinh học Khá từ nuôi gà an toàn sinh học

Lựa chọn giống gà Bình Định nuôi thả vườn theo hướng an toàn sinh học để phát triển kinh tế, anh Hồ Phú ở khu phố 2, phường Thác Mơ (Phước Long, Bình Phước) đang dần gầy dựng thương hiệu gà uy tín, chất lượng với các hệ thống nhà hàng, quán ăn trên địa bàn thị xã.

Tuesday. July 5th, 2016
Thu nhập gần 300 triệu đồng/năm nhờ cây chanh leo Thu nhập gần 300 triệu đồng/năm nhờ cây chanh leo

Sau hơn 1 năm đưa vào sản xuất ở 2 xã Đức Hương và Hương Quang (huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh), cây chanh leo đang khẳng định giá trị kinh tế vượt trội so với nhiều loại cây trồng khác với mức thu nhập từ 250 đến 300 triệu đồng/ha/năm.

Monday. July 11th, 2016
Nuôi tôm lót bạt - chi phí thấp, lợi nhuận khủng Nuôi tôm lót bạt - chi phí thấp, lợi nhuận khủng

Trong khi nhiều nông dân ở Cà Mau đang vỡ nợ vì nuôi tôm công nghiệp, phải cầm cố ruộng đất hoặc bỏ xứ đi làm ăn xa thì không ít người vẫn thành công từ con tôm nhờ áp dụng mô hình nuôi lót bạt trên ao nhỏ.

Saturday. January 23rd, 2016
Làm giàu nhờ rừng lãi ròng trăm triệu mỗi năm Làm giàu nhờ rừng lãi ròng trăm triệu mỗi năm

Khi mới khởi nghiệp nghề nông, anh Nguyễn Thành Cung ở thôn Ban Mai, xã Ba, huyện Đông Giang (Quảng Nam) đã thất bại và mất một khoản tiền lớn. Thế nhưng, nhờ bền chí, anh quyết tâm làm lại từ đầu và đến nay cuộc sống gia đình đã trở nên khấm khá.

Saturday. January 30th, 2016