Chuồng Trại Hợp Vệ Sinh, Tăng Hiệu Quả Chăn Nuôi

Nhờ được hỗ trợ từ dự án Vệ sinh môi trường nông thôn, nhiều hộ có điều kiện cải tạo, xây mới khu chăn nuôi, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Là hộ nghèo nên năm 2013, gia đình anh Nguyễn Đình Sáu, thôn Hạc Lâm, xã Hương Lâm (Hiệp Hoà) được tham gia dự án Vệ sinh môi trường nông thôn. Theo đó, anh được hỗ trợ 48 triệu đồng và chỉ phải bỏ thêm một phần kinh phí để xây chuồng trại chăn nuôi kiên cố.
Anh Sáu cho biết: “Trước đây, nơi chăn nuôi tạm bợ, tường đất, mái dột nên việc cọ rửa chuồng gặp nhiều khó khăn. Do đó, vật nuôi hay bị bệnh, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. Nguồn hỗ trợ từ dự án giúp gia đình tôi có vốn để làm dãy chuồng sạch sẽ, chắc chắn; nhờ đó đàn lợn nhanh lớn, ít dịch bệnh”.
Năm 2013, toàn tỉnh có 6 hộ nghèo và gia đình chính sách tại xã Hương Lâm (Hiệp Hoà), Đồng Kỳ (Yên Thế) được giúp đỡ đầu tư cải tạo chuồng trại.
Dự án do Trung tâm Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn (Sở Nông nghiệp và PTNT) chủ trì. Tổng vốn thực hiện hơn 200 triệu đồng từ Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
Ông Trần Văn Quý, Giám đốc Trung tâm cho biết: “Kinh phí hạn hẹp nên mỗi năm đơn vị chỉ hỗ trợ được rất ít hộ. Vì vậy, sau mỗi đợt chúng tôi đều tổ chức nghiệm thu phối hợp với UBND xã, thôn tuyên truyền về lợi ích của việc làm này để các hộ dân nông thôn nhân rộng mô hình”.
Chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh là một trong những chỉ số của bộ tiêu chí quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Thống kê của cơ quan chuyên môn, đến cuối năm 2013, toàn tỉnh có 74,39% chuồng trại chăn nuôi đạt tiêu chí này, tăng hơn 8% so năm 2012.
Hiện nay, đơn vị chủ trì dự án đang thực hiện hỗ trợ 6 hộ nghèo tại xã Tiên Nha (Lục Nam) xây dựng chuồng trại, phấn đấu đến năm 2015, toàn tỉnh có 80% chuồng trại đạt tiêu chí hợp vệ sinh.
Related news

Từ đầu tháng 8 đến nay, nhiều đầm, bãi nuôi ngao giống và thương phẩm ở huyện Tiền Hải (tỉnh Thái Bình) xảy ra hiện tượng ngao chết hàng loạt. Theo các ngư dân, chưa có năm nào ngao chết nhiều như năm nay.

Tỉnh Phú Yên đang bị “đại hạn”, cỏ trồng ngoài đồng bị đốt cháy, nguồn thức ăn cho bò khan hiếm. Vì thế người chăn nuôi bỏ 800.000 đ mua sào rơm khô, thế nhưng để mua được rơm phải đặt tiền cọc.

Những tháng đầu năm 2014, giá tôm nguyên liệu trong nước tăng cao, có khả năng bù đắp được rủi ro của các vụ trước, nên đã kích thích người nuôi tôm ồ ạt xuống giống, gia tăng diện tích nuôi và thả nuôi với mật độ rất cao, có nơi tôm chân trắng được thả với mật độ trung bình cao hơn từ 60-70con/m2 so với thông thường.

Mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến - kết hợp ít thay nước và sử dụng vi sinh trong suốt quá trình nuôi được Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH-CN tỉnh Bạc Liêu phối hợp với Phòng NN&PTNT huyện Đông Hải thực hiện thí điểm tại xã Định Thành. Sau 3 năm thực hiện đã thật sự đem lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi tôm.

Những ngày đầu tháng 8, khách đến tham quan vườn tiêu của ông Trần Văn Chỉnh, thôn Đồng Xuân, Lộc Điền khá đông. Ông Chỉnh là phục viên quân đội sống gần 30 năm ở Đức Cơ, Gia Lai - người đầu tiên mang cây tiêu về quê trồng thử vào cuối năm 2007, với 200 gốc tiêu, chỉ một thời gian ngắn, cây tiêu phát triển tốt. Năm sau, ông tiếp tục trồng thêm, đến nay vườn tiêu hơn 1 ha trồng hơn 1.000 gốc tiêu.