Thúc đẩy xuất khẩu nông sản, thủy sản vào Singapore
Cụ thể, Thủ tướng giao Bộ NNPTNT chủ trì đàm phán, ký kết Hiệp định Thỏa thuận công nhận lẫn nhau trong lĩnh vực nông sản, thủy sản;
Làm việc với Cục Kiểm dịch động-thực vật và vệ sinh an toàn thực phẩm Singapore (AVA) để tăng cường hợp tác, trao đổi nhằm thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thủy sản và thực phẩm của Việt Nam vào thị trường Singapore.
Bộ Công Thương chủ trì xây dựng các chương trình xúc tiến thương mại về thúc đẩy mặt hàng nông sản, thủy sản và thực phẩm tại thị trường Singapore; kết nối các doanh nghiệp xuất khẩu nhóm hàng nêu trên với các doanh nghiệp nhập khẩu phía Singapore.
Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Singapore là rau quả, cà phê, hạt tiêu..., tăng trưởng trong những năm gần đây, đạt 19,5%/năm. Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này tăng 1,3 lần từ 274,6 triệu USD (2012) lên đến 355,8 triệu USD (năm 2014).
Related news
Rau VietGAP ra chợ truyền thống vừa giải quyết đầu ra cho người trồng và các HTX vừa hướng người tiêu dùng đến sử dụng sản phẩm an toàn
Bình Đại có diện tích vườn dừa khá lớn của tỉnh Bến Tre, với hơn 5.991ha, trong đó diện tích cho trái chiếm 5.234ha, sản lượng thu hoạch hàng năm ước đạt 50 triệu trái.
Do diễn biến bất thường của thời tiết nên năm nay mưa nhiều, cây trồng có nơi bị ngập úng, ở một số vùng trồng cam canh, bưởi diễn của Hà Nội đã ít nhiều bị ảnh hưởng.
Trong khi thanh long trái vụ đang được nông dân bán với giá từ 12.000 đồng đến 14.000 đồng/kg, thì tại xã Hàm Liêm (Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận), một số người dân chỉ bán được 5.000 đồng/kg. Nguyên nhân của tình trạng này là do bệnh đốm trắng đang gia tăng trên hầu hết diện tích thanh long của họ...
Nông dân Bình Thuận đang phát triển mô hình trồng đậu phộng dại thay thế rơm rạ phủ vườn thanh long. Đây là loài cây có thời gian sinh trưởng khá dài, từ 1 - 5 năm và có khả năng chống xói mòn, khống chế sự phát triển cỏ dại để lại nguồn hữu cơ cho đất và cây trồng.