Chú trọng phát triển mô hình kinh tế hợp tác
Trong năm 2014, HLV huyện Châu Thành chú trọng xây dựng mới tổ chức Hội ở các cấp cơ sở. Hiện toàn huyện có 7/12 xã, thị trấn đã thành lập HLV. Trong năm qua, HLV huyện phát triển mới được 200 HV, nâng tổng số HV trong toàn huyện hơn 800 HV.
Ông Đặng Văn Quận - Chủ tịch HLV huyện Châu Thành cho biết, xác định công tác xây dựng mô hình kinh tế hợp tác và chuyển giao khoa học kỹ thuật (KHKT) đến với HV là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thời gian qua, HLV huyện phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức nhiều cuộc hội thảo, lớp tập huấn nhằm chuyển giao KHKT cho nhà vườn. Qua đó, giúp nông dân nắm rõ kiến thức về chuỗi giá trị sản phẩm nông sản an toàn, các tiêu chí để được chứng nhận trái cây theo hướng an toàn (VietGAP, GlobalGAP); kiến thức về phát triển KTHT trong thời kỳ hội nhập.
Bên cạnh đó, HLV huyện còn vận động bà con nhà vườn sử dụng phân hữu cơ bón cho cây trồng để góp phần cải tạo đất, giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt; khuyến khích người dân áp dụng các biện pháp KHKT trong xử lý ra hoa và điều trị sâu bệnh cho cây trồng ứng phó với biến đổi khí hậu; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, góp phần giảm chi phí canh tác và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Từ việc nắm rõ kiến thức sau các chương trình tập huấn và áp dụng khoa học trong xử lý ra hoa rải vụ nhiều nhà vườn trồng nhãn edor, chanh, ổi đã đạt hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra, các mô hình KTHT do Hội khuyến khích thành lập trên địa bàn huyện cũng hoạt động tốt. Nổi bật là Hợp tác xã nhãn Châu Thành; Tổ hợp tác (THT) cây có múi xã Tân Nhuận Đông, xã Tân Bình; THT ổi xã Tân Nhuận Đông; THT chanh xã Tân Nhuận Đông...
HLV huyện Châu Thành còn phối hợp với các đoàn thể làm tốt công tác xã hội tại địa phương bằng các hoạt động thiết thực như: xây dựng cầu, đường, nhà tình nghĩa, tặng quà cho trẻ em nghèo hiếu học...
Ông Đặng Văn Quận cho biết thêm: “Để nâng cao hiệu quả hoạt động, HLV huyện tiếp tục củng cố tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của HV nông dân; thường xuyên mở các lớp tập huấn, tạo điều kiện cho HV được tiếp cận tiến bộ KHKT. Song song đó, HLV sẽ đẩy mạnh phát triển KTHT, đặc biệt chú trọng kinh tế vườn; nhân rộng các mô hình có hiệu quả; triển khai các mô hình sản xuất an toàn theo quy trình VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển theo hướng bền vững”.
Related news
Cũng như nhiều người khác, hành trình làm giàu của chị Triệu Thị Liên, người Dao đỏ, ở thôn Nà Luồng, thị trấn Đông Khê (Thạch An - Cao Bằng) đã nếm trải không ít thất bại. Bây giờ, khi đã gặt hái thành công, chị đúc kết lại: “Muốn làm giàu, ngoài sự cần cù, chịu khó cần phải năng động, sáng tạo nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương”.
Đến nay, toàn tỉnh Bạc Liêu đã xây dựng và hoàn thành cơ sở hạ tầng vùng nuôi tôm công nghiệp - bán công nghiệp tại xã Vĩnh Trạch Đông (TP. Bạc Liêu) với tổng diện tích 830ha.
Với 15ha đồi rừng, 1ha ao thả cá cộng với 2 dãy chuồng nuôi lợn được áp dụng theo mô hình vườn-ao-chuồng-rừng (VACR), gia đình chị Văn Thị Xuân ở tổ 8A, thị trấn Yên Bình (Yên Bình - Yên Bái) đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
Từ chỉ vài gia đình, đến nay mô hình cá trê lai bể ở xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc, tỉnh TT-Huế đã phát triển lên con số hơn 200 hộ. Việc tự phát mở rộng sản xuất một cách ồ ạt đã khiến cho đầu ra của sản phẩm ngày càng khó khăn.
Năng động, chăm chỉ, chị Sầm Thị Hiên ở thôn Bản Chang, xã Trúc Lâu (Lục Yên - Yên Bái) đã thành công với mô hình chăn nuôi lợn.