Chủ tịch nước khảo sát mô hình nông nghiệp công nghệ cao

Chủ tịch nước đã đến thăm mô hình sản xuất dâu tây Pháp của Công ty Sinh học sạch Đà Lạt (Biofresh Đà Lạt), mô hình trồng cà chua sạch trên giá thể của Cty TNHH Trang trại nông sản Phong Thúy ở huyện Đức Trọng và mô hình sản xuất rau sạch theo công nghệ Nhật Bản của Cty An Phú ở huyện Lâm Hà.
Qua đó, Chủ tịch nước đã đánh giá cao mô hình NNCNC của các doanh nghiệp, đồng thời mong muốn Lâm Đồng thắt chặt hơn nữa sự liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân và giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp nhằm thúc đẩy nền NNCNC của địa phương lên bước phát triển cao hơn.
Tại Biofersh Đà Lạt, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến tận vườn, tham quan mô hình trồng dâu tây giống Pháp theo công nghệ sạch của Pháp.
Đặc biệt, cũng tại Cty Sinh học sạch Biofresh Đà Lạt, Chủ tịch nước đã có buổi trò chuyện với ngài Đại sứ Cộng hòa Pháp tại Việt Nam Jean Noel Poirier về vấn đề NNCNC, nhất là NNCNC kiểu Pháp ở Việt Nam nói chung và Lâm Đồng nói riêng.
Được biết, Biofresh Đà Lạt là doanh nghiệp tiên phong trong việc phục hồi sản phẩm dâu tây đặc sản Đà Lạt bằng giống dâu tây Pháp nhập về cách nay vài năm và hiện đã khá thành công với công nghệ mới cũng được du nhập từ Pháp về (chủ doanh nghiệp là người có nhiều năm sống và làm việc tại Pháp - ông Nghiêm Văn Minh).
Với 2 ha đất nằm trong khuôn viên hồ Than Thở (Đà Lạt), mô hình dâu tây giống Pháp của kỹ sư Nghiêm Văn Minh được đánh giá rất cao trên lĩnh vực ứng dụng công nghệ.
Cùng với sự thành công của mô hình dâu tây giống Pháp, hiện tại Biofresh Đà Lạt còn thử nghiệm một số giống cây trồng độc quyền như giống dưa lưới được nhập về từ Pháp, giống xà lách châu Âu...
Chủ trang trại dâu tây Biofresh còn giới thiệu với Chủ tịch nước một giống dâu tây hoàn toàn mới được nhập từ nước ngoài về và đang trồng thử nghiệm tại Biofresh: Chỉ cần 5 tuần tuổi đã cho thu hoạch, thay vì 5 tháng như nhiều giống dâu tây hiện trồng ở Đà Lạt.
Trước đó, tại Cty TNHH Trang trại nông sản Phong Thúy, Chủ tịch nước đã khảo sát mô hình trồng cà chua sạch ghép trên giá thể theo kỹ thuật tiên tiến của thế giới hiện nay.
Với mô hình NNCNC trong sản xuất rau củ, sản phẩm cà chua ghép được trồng trên giá thể nói riêng và các loại nông sản khác nói chung của Phong Thúy hoàn toàn có đủ khả năng cạnh tranh với bất kỳ loại sản phẩm cùng loại nào trên thị trường trong và ngoài nước. Bắt đầu đi vào hoạt động từ 1990 đến nay, Cty TNHH Trang trại nông sản Phong Thúy đang sở hữu diện tích đất sản xuất nông sản sạch hơn 45 ha, hàng năm sản xuất được 4.000 tấn rau củ quả cao cấp các loại, ngoài ra Cty còn liên kết với nhiều hộ nông dân trong vùng để sản xuất các loại rau củ quả theo quy trình NNCNC trên diện tích hơn 70 ha.
Đặc biệt, Phong Thúy hiện nay là một trong những doanh nghiệp ở Lâm Đồng tham gia vào chuỗi thí điểm sản xuất rau an toàn thuộc dự án xây dựng và kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm (FAPQDC) do Canada tài trợ.
Tại Cty An Phú, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã được giới thiệu và tham quan mô hình sản xuất rau an toàn theo công nghệ hiện đại của Nhật Bản. Hiện tại, An Phú là doanh nghiệp tiêu biểu trong sản xuất các loại xà lách romaine, xà lách búp iceberg, xà lách lô lô tím, xà lách lô lô xanh... theo công nghệ Nhật.
Chủ tịch nước đã đánh giá cao những thành tựu trên lĩnh vực NNCNC mà Lâm Đồng đã đạt được trong những năm qua, đồng thời mong rằng trong thời gian tới, Lâm Đồng cần tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, liên kết chặt chẽ hơn với nông dân và với các doanh nghiệp khác trong sản xuất nông nghiệp để thúc đẩy NNCNC Lâm Đồng có bước phát triển cao hơn.
Related news

Theo Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tiền Giang, trong khuôn khổ Dự án phát triển ca cao giai đoạn 2010 - 2014, tỉnh đã trồng thêm được 1.100 ha ca cao xen canh dưới tán vườn cây ăn trái, nâng tổng diện tích lên đến 2.400 ha; phấn đấu đến năm 2020, mở rộng diện tích ca cao lên 5.000 ha.

Thời điểm này, nông dân đang thu hoạch, năng suất trung bình hơn 16 tấn/ha. Cơ quan chuyên môn huyện khuyến cáo nông dân tích cực đưa giống khoai tây này sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng và thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác.

Ông Đỗ Văn Tâm, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Bình Định (BDSTAR) - nhà máy đặt tại xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ - cho biết: Nhằm đảm bảo vùng nguyên liệu cho nhà máy hoạt động ổn định, thời gian qua, BDSTAR đã khảo nghiệm các giống mì mới với diện tích 150 ha trên địa bàn xã Cát Lâm (huyện Phù Cát), hai xã Bình Tân và Bình Thuận (huyện Tây Sơn).

Nhờ xuống giống đồng loạt và thường xuyên thăm đồng nên trên diện tích này thiệt hại do rầy nâu và sâu bệnh khác gây ra không đáng kể. Với trà lúa trên, nhiều nông dân địa phương cho biết nếu từ đây đến thu hoạch không xảy ra thiên tai, sâu bệnh bất thường thì năng suất bình quân không dưới 7,5 tấn/ha, kể cả giống lúa Jasmine 85.

Tại hội thảo, nông dân đã trao đổi, học tập kinh nghiệm sản xuất với các hộ trong mô hình, trao đổi trực tiếp với lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp Đồng Tháp Mười về kỹ thuật canh tác, thị trường tiêu thụ của giống lúa ĐTM 126 để yên tâm ứng dụng và sản xuất loại giống triển vọng này trong những vụ tiếp theo.