Nhanh Chóng Hoàn Thiện Và Trình Phê Duyệt Quy Hoạch Sản Xuất, Tiêu Thụ Cá Tra
Sáng 10-7, tại TP Cần Thơ, Tổng cục Thủy sản tổ chức hội thảo đóng góp ý kiến dự thảo “Quy hoạch sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL đến năm 2020” (gọi tắt là Dự thảo).
Dự thảo với mục tiêu tổng quát là đảm bảo phát huy lợi thế tự nhiên của vùng ĐBSCL để phát triển ngành hàng cá tra, quản lý toàn bộ chuỗi giá trị theo hướng hiệu quả và bền vững, phù hợp nhu cầu thị trường. Theo đó, mục tiêu đến năm 2015, diện tích cá tra của vùng ĐBSCL là 5.270ha, sản lượng 1,2 triệu tấn và nhu cầu giống cá tra khoảng 1,9 tỉ con.
Đến năm 2020, diện tích nuôi cá tra toàn vùng đạt 7.260ha với sản lượng 1,6 triệu tấn và nhu cầu con giống để phục vụ khâu nuôi 2,54 tỉ con. Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ và Bến Tre là 4 địa phương có diện tích nuôi cao nhất.
Trên cơ sở Quy hoạch sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL đến năm 2020, các địa phương sẽ quy hoạch chi tiết vùng nuôi của địa phương và đánh số ao nuôi cụ thể để phục vụ cho việc xác nhận diện tích, sản lượng nuôi cá tra thương phẩm, cấp mã số nhận diện cơ sở nuôi cá tra thương phẩm.
Đồng thời, rà soát lại các dự án đầu tư, phương thức đầu tư phù hợp đáp ứng yêu cầu phát triển nghề nuôi cá tra vùng ĐBSCL. Theo ý kiến góp ý của ngành chức năng một số địa phương, cơ quan xây dựng Dự thảo cần rà soát, cập nhật số liệu chính xác về diện tích vùng nuôi và sản lượng hiện nay của vùng ĐBSCL.
Phân tích những yếu tố chính có tác động đến năng suất, sản lượng cá tra như môi trường, dịch bệnh, biến động cung cầu nguyên liệu cá tra thương phẩm… để có những định hướng quy hoạch cụ thể và phù hợp với thực tế nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu cá tra của vùng.
Theo ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản, căn cứ vào ý kiến đóng góp của các địa phương, Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản-Tổng cục Thủy sản, đơn vị xây dựng Dự thảo sẽ tổng hợp, bổ sung những vấn đề có liên quan và nhanh chóng hoàn thiện nội dung Dự thảo trong tháng 7-2014 để trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét phê duyệt.
Khi Quy hoạch được phê duyệt sẽ là cơ sở để các địa phương trong vùng ĐBSCL quy hoạch vùng nuôi và nhu cầu đầu tư của địa phương để đi vào triển khai thực hiện. Từ đó góp phần nâng cao chuỗi giá trị của ngành hàng xuất khẩu chủ lực của vùng và của quốc gia.
Related news
Khách hàng đặt mua hạt giống dưa lê và thanh toán chi phí 100.000 đồng, trang trại sẽ chăm sóc và thu hoạch, sau đó gửi sản phẩm thu được đến tận nhà.
Dọc tuyến biên giới tỉnh Đồng Tháp với Campuchia có 4 xã gồm: Thường Phước 1, Thường Thới Hậu B (huyện Hồng Ngự), Tân Hội, Bình Phú, Tân Hộ Cơ (huyện Tân Hồng), Bình Thạnh (TX.Hồng Ngự) được xem là những điểm nóng về tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại. Hàng lậu qua đây chủ yếu là thuốc lá, rượu ngoại, phân bón... trong đó đường cát là mặt hàng được vận chuyển nhiều nhất...
Thông tin một nải chuối đỏ giá 500.000-600.000 đồng xuất hiện trên thị trường gần đây đã khiến giống cây có xuất xứ từ Australia lên cơn "sốt".
Quá trình thực hiện nhiệm vụ dồn đổi ruộng đất (DĐRĐ) có nhiều khó khăn, phức tạp. Song, với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và nhân dân nên huyện Tam Nông đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Để thực hiện hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, việc đẩy mạnh công tác nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ có vai trò quyết định nhằm tăng năng suất lao động của người nông dân, nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm.