Chư Sê (Gia Lai) đẩy mạnh tái canh cây cà phê
Tuy nhiên, hiện có khá nhiều diện tích cà phê trên địa bàn huyện đã xuống cấp, già cỗi, sử dụng giống kém chất lượng… đã làm cho năng suất và chất lượng cà phê ngày càng giảm đi. Do đó, các giải pháp cải tạo, đưa các loại giống cà phê chất lượng vào trồng tái canh đã và đang được ngành nông nghiệp huyện Chư Sê đẩy mạnh thực hiện trong thời gian qua.
Cũng như nhiều địa phương khác trong tỉnh, huyện Chư Sê có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng khá thuận lợi để phát triển cây cà phê và thực tế cây cà phê đã góp phần không nhỏ vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo của huyện trong những năm qua. Tuy nhiên, trước sức hấp dẫn của cây hồ tiêu trong thời gian gần đây, cây cà phê đang dần bị lãng quên cũng như đầu tư, canh tác không đúng mức là nguyên nhân dẫn đến năng suất, sản lượng cà phê trên địa bàn huyện giảm dần qua các năm.
Theo ông Nguyễn Văn Hợp - Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Sê cho biết: Qua kiểm tra, khảo sát hơn 8.000 ha cà phê trên địa bàn, có khoảng 1.000 ha cà phê đã bị già cỗi do khai thác trên 20 năm hay sử dụng giống kém hiệu quả, canh tác không đúng quy trình, kỹ thuật… làm cho năng suất kém và ngày càng giảm mạnh cần được tái canh mới.
Vì vậy, để đưa cây cà phê trở lại đúng vị trí là một trong những cây trồng chủ lực, cây xóa đói, giảm nghèo bền vững. Những năm qua ngành nông nghiệp huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể như hỗ trợ giống, kỹ thuật tái canh, tuyên truyền… nhằm giúp người dân đẩy mạnh thực hiện tái canh những diện tích cà phê mang lại hiệu quả kinh không cao, nhất là những diện tích cà phê trên địa bàn được người dân khai thác nhiều năm.
Diện tích cà phê được trồng tái canh năm 2014 sinh trưởng và phát triển tốt. Ảnh: Q.T
Để khuyến khích người dân đẩy nhanh việc thực hiện tái canh mới những diện tích cà phê cho năng suất kém, hàng năm huyện đã phối hợp triển khai chính sách trợ giá (trợ giá khoảng 50% giá thị trường), cấp cho không giống cà phê có năng suất cao cho người dân tái canh cà phê giai đoạn 2011 - 2015.
Cụ thể, năm 2015, trạm Khuyến nông huyện Chư Sê đã phối hợp với UBND các xã, thị trấn, Trung tâm Nghiên cứu Giống cây trồng tỉnh Gia Lai, Viện Khoa học Nông-lâm nghiệp Tây Nguyên đã tiến hành bán trợ giá hơn 100 ngàn cây giống và sẽ cấp cho không khoảng 5,5 ngàn cây cà phê giống cho người dân trên địa bàn 9 xã, thị trấn. Cùng với đó, có hơn 200 người dân được ngành chức năng huyện tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cà phê theo quy trình tái canh của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Đến nay, tổng số diện tích cà phê được người dân trên địa bàn huyện tái canh mới khoảng 200 ha, dự kiến trong năm 2015 nông dân sẽ thực hiện tái canh thêm khoảng 100 ha.
Ngoài ra, để giúp người dân trên địa cải tạo tốt diện tích cà phê bị xuống cấp do canh tác không đúng quy trình kỹ thuật hay do thiếu nước, năm 2014 Trạm Khuyến nông huyện đã phối hợp với Viện khoa học Nông lâm nghiệp Tây Nguyên thực hiện thí điểm mô hình tưới nước tiết kiệm với quy mô 3 ha cho 3 hộ tại xã Chư Pơng, tổng kinh phí trên 80 triệu đồng. Đến nay, mô mình đã cho kết quả khả quan, lượng nước tưới cho cây tiết kiệm, cây sinh trưởng và phát triển rất tốt, dự kiến năng suất sẽ tăng cao trong vụ tới. Ông Nguyễn Hữu Tỵ - Trạm trưởng trạm Khuyến nông huyện Chư Sê cho biết.
Để hướng tới mục tiêu đưa năng suất, sản lượng loại cây xóa đói, giảm nghèo này ngày càng cải thiện theo chiều hướng tích cực, góp phần thúc đẩy kinh tế huyện phát triển bền vững. Thời gian tới, ngành nông nghiệp huyện sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tốt chính sách hỗ trợ người dân, nhất là người đồng bào dân tộc thiểu số tái canh mới đối với diện tích cà phê bị già cỗi cũng như cải tạo lại phần diện tích cà phê kém chất lượng - ông Nguyễn Văn Hợp cho biết thêm.
Related news
Công ty TNHH Sinh Thái Trung Việt (Gia Lai) vừa phối hợp với Phòng NN&PTNT huyện Ninh Hải tổ chức Hội thảo hướng dẫn ứng dụng chế phẩm “Vườn sinh thái Rainbow” trong sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân xã Xuân Hải.
Đây là lời cảnh báo của ông Trần Vũ Thanh - kỹ sư, cán bộ kỹ thuật của Công ty Cổ phần thuốc bảo vệ thực vật An Giang. Ông Thanh cho biết, theo dõi diễn biến sâu bệnh trên trà lúa vụ Đông - Xuân của nông dân huyện Ba Tri (Bến Tre), thấy mật độ bướm nở ngày càng nhiều, nở rộ, gói lứa sâu liên tục.
Anh Võ Văn Bé là một trong những hộ đầu tiên ở ấp Ninh Lợi (xã Ninh Quới A, huyện Hồng Dân) đưa giống chim bồ câu Pháp về nuôi. Hiện anh nuôi trên 120 cặp chim.
Đặc thù khí hậu của tỉnh ta có lượng mưa thấp trong năm (mưa tập trung vào các tháng 8, 9,10) và nắng nóng kéo dài trong ngày (có thể từ 10 giờ sáng đến 3- 4 giờ chiều), nên lượng cỏ xanh trong tự nhiên khan hiếm. Với tập quán chăn thả tự nhiên, bãi chăn chỉ dựa vào nước trời là chính thì nguy cơ thiếu thức ăn cho đàn gia súc có sừng (bò, dê, cừu) là rất cao.
Bộ Nông Lâm Ngư Nghiệp Australia (DAFF) đang xem xét việc chấp nhận nhập khẩu quả vài tươi từ Việt Nam và Đài Loan vào nước này.